Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201609/khong-bat-buoc-phai-day-va-hoc-tieng-nga-tieng-trung-700478/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201609/khong-bat-buoc-phai-day-va-hoc-tieng-nga-tieng-trung-700478/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Không bắt buộc phải dạy và học tiếng Nga, tiếng Trung - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 23/09/2016, 15:33 [GMT+7]

Không bắt buộc phải dạy và học tiếng Nga, tiếng Trung

Về kế hoạch thí điểm chương trình giảng dạy tiếng Nga và tiếng Trung Quốc hệ 10 năm của ngoại ngữ thứ nhất, Bộ GD&ĐT khẳng định học sinh có quyền lựa chọn học một trong 4 ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc. Việc lựa chọn dạy ngoại ngữ nào còn tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện của từng trường, từng địa phương.

“Ngoại ngữ thứ nhất” là ngoại ngữ bắt buộc. Theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006, học sinh được lựa chọn một trong 4 ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ thứ nhất. Năm 2011, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 2051/QĐ-BGDĐT ngày 18/5/2011 về việc tiếng Nhật được bổ sung dạy và học trong trường phổ thông như ngoại ngữ thứ nhất hoặc ngoại ngữ thứ 2 tùy theo nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

“Ngoại ngữ thứ 2” là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc. Tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy học đáp ứng nhu cầu của học sinh. Căn cứ vào ngoại ngữ thứ nhất, học sinh có thể chọn một trong 5 ngoại ngữ nói trên là ngoại ngữ thứ hai. Ví dụ, học sinh đã học tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất thì có thể chọn học Tiếng Nga hoặc Tiếng Pháp hoặc Tiếng Nhật hoặc Tiếng Trung Quốc như ngoại ngữ thứ 2. Gần đây, Tiếng Đức và Tiếng Hàn được Bộ GD&ĐT cho phép dạy học thí điểm như ngoại ngữ thứ 2 ở các địa phương, trường học có nhu cầu và có đủ điều kiện dạy-học.

Theo Quyết định 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, một trong những nhiệm vụ của Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" là:

Xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông đạt các bậc trình độ như sau: Tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ; tốt nghiệp trung học đạt trình độ bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ.

Tổ chức xây dựng các chương trình ngoại ngữ phổ thông 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu học tập, giảng dạy phù hợp với quy định về năng lực, trình độ của mỗi cấp, lớp học. Khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng, thực hiện các chương trình song ngữ, bồi dưỡng nâng cao trong các cơ sở của mình.

Ngoài chương trình đào tạo môn ngoại ngữ bắt buộc (ngoại ngữ 1), học sinh có thể tự chọn học thêm một ngoại ngữ khác (ngoại ngữ 2). Việc bố trí dạy môn ngoại ngữ 2 chỉ thực hiện từ lớp 6 đến lớp 12 với trình độ đạt tương đương bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Thực hiện nhiệm vụ tại Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đã trình Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kế hoạch triển khai giai đoạn 2016-2020, trong đó có hoạt động xây dựng chương trình môn học Tiếng Nga, Tiếng Trung Quốc theo chương trình mới - hệ 10 năm như đã xây dựng đối với Tiếng Anh, Tiếng Pháp và Tiếng Nhật. Việc xây dựng chương trình này nhằm bảo đảm người học khi hoàn thành chương trình tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt được các chuẩn đầu ra quy định theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đã được ban hành.

Đề án thi và xét tốt nghiệp trung học phổ thông tại TPHCM là tầm nhìn 2020-2030

Về Đề án thi và xét tốt nghiệp trung học phổ thông tại TPHCM, Bộ GD&ĐT cho biết chưa nhận được văn bản chính thức từ địa phương, mọi thông tin nhận được đều qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Về việc này, Bộ GD&ĐT cho hay: Trước đó, vào ngày 7/6, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã làm việc với lãnh đạo TPHCM về phát triển giáo dục và đào tạo Thành phố. Kết luận buổi làm việc, hai bên thống nhất Thành ủy TPHCM sẽ ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển giáo dục và đào tạo Thành phố, đồng thời chỉ đạo UBND Thành phố xây dựng Đề án tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Trong Đề án này, TPHCM sẽ thí điểm thực hiện một số mô hình giáo dục và cơ chế phù hợp với đặc thù của Thành phố, trong đó có nội dung "Tăng cường phân cấp cho Thành phố thực hiện hầu hết các khâu trong tổ chức thi và xét tốt nghiệp trung học phổ thông dưới sự giám sát, hỗ trợ của Bộ, bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh" (Thông báo kết luận số 552/TB-BGDĐT-UBND ngày 29/7/2016).

Sau buổi làm việc với TPHCM và kết thúc kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và công bố dự thảo phương án thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2017. Theo đó, năm 2017, Bộ tiếp tục tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thống nhất trong cả nước nhằm mục đích xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Bộ sẽ tăng cường phân cấp cho các địa phương thực hiện hầu hết các khâu trong tổ chức thi và xét tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2017 dưới sự giám sát, hỗ trợ của Bộ, bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh.

Bộ cũng khẳng định, khi nhận được Đề án chính thức của TPHCM, Bộ sẽ xem xét trên nguyên tắc phù hợp với các quy định chung và các điều kiện đặc thù của Thành phố.

.

Nguồn: Chinhphu.vn

.