Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201706/giao-vien-nhan-xet-ve-de-thi-ngu-van-743988/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201706/giao-vien-nhan-xet-ve-de-thi-ngu-van-743988/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Giáo viên nhận xét về đề thi Ngữ văn - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 22/06/2017, 16:17 [GMT+7]

Giáo viên nhận xét về đề thi Ngữ văn

Ngay sau khi kết thúc buổi thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT năm 2017, các giáo viên đã có những nhận xét riêng của mình về đề thi năm nay.

Cô giáo Phạm Thị Hoa, giáo viên Trường THPT Trần Phú, Hà Nội: “Cấu trúc đề sát với các đề thi minh họa đã được công bố”

thi THPT quốc gia,thi trung học phổ thông quốc gia,đề thi thpt quốc gia 2017,Đáp án thi THPT quốc gia 2017

Cô giáo Phạm Thị Hoa, giáo viên Trường THPT Trần Phú, Hà Nội

Đề thi môn Ngữ Văn vừa sức với các em, lượng kiến thức hợp lý, phù hợp với kỳ thi vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học, có sự phân hóa rõ ràng. Trong khoảng thời gian 120 phút các em có thể hoàn thành được đề này.

Phần đọc hiểu có sự phân hóa rõ, các em phải hiểu mới làm được. Câu hỏi vận dụng các em cũng phải có kỹ năng mới làm được. Phần làm văn có sự tiếp nối của phần đọc hiểu, nẩy ra một ý, đó là sự thấu hiểu, sự thấu cảm trong cuộc sống, như vậy 2 phần đã có sự liên kết chặt chẽ.

Tuy hỏi vấn đề không mới nhưng để làm được trọn vẹn 2 điểm các em phải vận dụng khá nhiều thao tác, các kỹ năng để các em có thể làm được. Ví dụ thao tác giải thích, phân tích và bình luận. Ngoài ra trong khoảng 200 chữ các em vẫn phải có những chứng cứ thuyết phục để có một bài làm hoàn thiện của mình.

Ở phần 2 câu 2, đề không quá mới nhưng phân hóa rất rõ ràng. Đề chia làm 2 ý, ý 1 cảm nhận về đoạn thơ, ý này tất cả học sinh đều có thể làm được nhưng vế thứ hai để phân loại học sinh chính là bình luận về quan niệm đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, phần này đòi hỏi các em phải có kỹ năng, không chỉ bình luận về quan điểm của Nguyễn Khoa Điềm mà các em phải có sự đối sánh với một số bài thơ cùng viết về đè tài đất nước để các em chỉ ra sự độc đáo trong phát hiện của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.

Nhìn chung, theo tôi, đề thi vừa sức nhưng vẫn có sự phân hóa tốt, để đạt dược điểm 8-9 các em phải có kỹ năng. Cấu trúc đề rất sát với các đề minh họa Bộ GD-ĐT đã công bố trước đây. Đối với các trường đại học có yêu cầu cao về môn Ngữ Văn thì đề thi này hoàn toàn đáp ứng được.

Cô giáo Nguyễn Thị Xuân Mai, giáo viên Trường THPT Tháp Mười, Đồng Tháp: “Dạng đề cảm nhận về đoạn thơ đơn giản gây bất ngờ với thí sinh”

Nội dung đề thi nằm trong chương trình Ngữ văn 12, không có tính chất đánh đố học sinh.

Phần đọc hiểu khá hay với văn bản nhật dụng bàn về sự thấu cảm của con người trong cuộc sống. Với bốn câu hỏi có tính chất phân hóa điểm rõ nét và có tính chất giáo dục đạo đức học sinh, phù hợp với tình hình xã hội khi một loạt vấn đề vô cảm đang diễn ra.

thi THPT quốc gia,thi trung học phổ thông quốc gia,đề thi thpt quốc gia 2017,Đáp án thi THPT quốc gia 2017
Ảnh: Lê Văn

Câu hỏi nghị luận xã hội rõ ràng “ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống”. Vấn đề nghị luận không quá khó với học sinh. Tuy nhiên, nếu học sinh không có khả năng phân tích từ ngữ sẽ khó có bài làm sắc sảo vì từ “thấu cảm” là ghép giữa 2 từ: thấu hiểu và cảm thông (đồng cảm). Rõ hai khái niệm ấy học sinh sẽ dễ bàn luận về ý nghĩa của sự thấu cảm và bài viết mới có thể sâu sắc.

Câu nghị luận văn học không khó, thuộc kiểu đề cảm nhận đoạn thơ trong một tác phẩm thơ quen thuộc của chương trình. Tuy nhiên dạng đề này chưa có tính phân loại cao đối tượng học sinh khá giỏi. Qua ba lần đề minh họa từ Bộ GD&ĐT đều thuộc dạng đề bàn luận về ý kiến văn học qua một tác phẩm. Vì thế dạng đề cảm nhận về đoạn thơ đơn giản gây bất ngờ với thí sinh.

Cô giáo Vũ Cẩm Dung, Giáo viên Trường THPT Đoàn Thị Điểm, Hà Nội: “Đề thi không khó”

Đề thi môn Ngữ văn năm nay không khó, nội dung kiến thức và kĩ năng được kiểm tra trong đề vừa sức với trình độ học sinh, bám sát chương trình cơ bản, có sự phân loại song chưa cao. Vấn đề đặt ra trong phần đọc hiểu khá thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa đối với cuộc sống.

Phần đọc hiểu vẫn tiếp tục sử dụng văn bản ngoài sách giáo khoa nhưng lại đề cấp đến vấn đề gần gũi và mang tính thời sự - vấn đề về sự thấu cảm trong cuộc sống. Vấn đề này không quá xa lạ đối với học sinh.Vì vậy, học sinh chỉ cần đọc kĩ đề và làm bài cẩn thận sẽ dễ dàng đạt điểm tối đa.

thi THPT quốc gia,thi trung học phổ thông quốc gia,đề thi thpt quốc gia 2017,Đáp án thi THPT quốc gia 2017
Ảnh: Thanh Hùng

Sự phân hóa của đề thi trong phần đọc hiểu được thể hiện khá rõ. Câu 1, 2 dừng lại ở mức độ nhận biết, học sinh trung bình có thể làm được; câu 3, 4 nâng lên ở mức độ cao hơn là thông hiểu; yêu cầu trình bày suy nghĩ, quan điểm là ở mức độ vận dụng.

Câu nghị luận xã hội yêu cầu viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự thấu cảm trong cuộc sống. Học sinh chỉ có thể làm tốt phần nghị luận xã hội khi đã hiểu văn bản ở phần đọc hiểu.

Đây là dạng đề cảm nhận về một đoạn thơ, từ đó bình luận quan niệm của tác giả, dạng đề này thường thấy trong các kì thi đại học khối C, D những năm trước. Với câu này học sinh có thể không thuộc đoạn thơ mà vẫn có thể làm được, vì trong đề có trích dẫn văn bản.

Tuy nhiên, câu này có tính phân loại vì đòi hỏi học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức cơ bản về đoạn thơ mà còn phải có kĩ năng làm bài tương đối tốt để phân tích đề, lựa chọn luận điểm, chọn lọc kiến thức phù hợp với yêu cầu của đề bài.

Cô giáo Nguyễn Hồng Hải, giáo viên Trường THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội: “Đề thi hay, hướng đến phát triển nhân cách con người”

Đề thi khá cơ bản về kiến thức, vận dụng cho học sinh những kỹ năng được ôn tập đầy đủ trong quá trình học tập. Đề cũng bám sát ma trận đề mẫu, vì vậy, chỉ cần nắm được kiến thức cơ bản, các em hoàn toàn có thể giải quyết tốt đề thi này.

Phần đọc hiểu có 4 câu hỏi với các mức độ: nhận biết - vận dụng - thông hiểu tương đối sát.

thi THPT quốc gia,thi trung học phổ thông quốc gia,đề thi thpt quốc gia 2017,Đáp án thi THPT quốc gia 2017
Ảnh: Đỗ Quang Đức

Phần nghị luận xã hội hỏi tương đối rõ, học sinh có thể từ phần đọc hiểu mà rút ra ý nghĩa của sự thấu cảm. Câu hỏi sát với yêu cầu. Nội dung thấu cảm là mảng nhiều vấn đề tuy nhiên, đề thi đã gợi ý rất rõ trong dẫn chứng của đề nên học sinh hoàn toàn có thể nhận thức được và làm tốt đề này, nó có tác động rất tích cực bởi đây là vấn đề hay được nói đến khi học trò đang ở lứa tuổi có sự trưởng thành hơn về quan niệm tình bạn, tình yêu, sự đối xử giữa con người với con người.

Phần nghị luận văn học đòi hỏi 2 thao tác là học sinh cần cảm nhận và đưa ra ý kiến bình luận đánh giá - là những thao tác nghị luận văn học cụ thể học sinh đã được học và nắm được. Đoạn trích “Đất nước” được trích dẫn cụ thể giúp học sinh nắm được giới hạn.

Theo tôi, đề thi năm nay được đánh giá là hay ở hai nội dung. Thứ nhất là vấn đề thấu cảm chia sẻ - nội dung tương đối phù hợp với học sinh cấp 3 hướng đến phát triển nhân cách con người. Thứ hai là phần văn học hướng về đề tài đất nước, cụ thể với đề tài này học sinh phải hướng tới trách nhiệm với đất nước, đây là đề giúp cho học sinh bày tỏ rõ quan điểm.

Đề thi đã đảm bảo được độ phân hóa. Câu hỏi ở phần nghị luận xã hội tập trung vào việc nêu ý nghĩa từ một vấn đề cụ thể. Đây là vấn đề học sinh có thể mắc sai lầm vì thường với nghị luận xã hội, các học sinh thường làm đầy đủ các bước nhưng với đề bài này lại học thao tác cụ thể. Phần Nghị luận văn học thể hiện sự phân loại chính ở việc học sinh phải bày tỏ ý kiến quan điểm của mình, rút ra ý nghĩa trách nhiệm ngoài việc phân tích cảm thụ đoạn thơ.

thi THPT quốc gia,thi trung học phổ thông quốc gia,đề thi thpt quốc gia 2017,Đáp án thi THPT quốc gia 2017
Thí sinh dự thi sáng ngày 22/6 (Ảnh: Lê Văn)

TS.Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội): "Sự “thấu cảm” là điều nên nói"

Từ năm 2017, đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn có sự thay đổi lớn từ cấu trúc, nội dung đến thời gian thi. Cụ thể, Phần Đọc hiểu: Không còn 8 câu hỏi nhỏ với chia đều cho 2 ngữ liệu. Đề thi Ngữ văn năm 2017 chỉ gồm 1 ngữ liệu đi kèm 4 câu hỏi nhỏ với các cấp độ nhận thức Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng. Ngữ liệu nằm ngoài/trong chương trình - sách giáo khoa.

Câu 1 chỉ dừng lại ở việc kiểm tra học sinh ở mức độ Nhận biết – nhớ kiến thức tiếng Việt với câu hỏi cụ thể về phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Học sinh sẽ hoàn thành yêu cầu của đề rất dễ dàng. 

Riêng câu 2 với yêu cầu giải thích khái niệm “thấu cảm”, dường như đề đã chạm tới mức độ thông hiểu theo tiêu chí thông thường của các câu hỏi đọc hiểu. Tuy nhiên, có thể thấy, câu 2 thực chất học sinh chỉ cần chép lại những ý cơ bản trong phần một của đoạn trích, và gần như không cần sự sáng tạo. Đó là nguyên nhân khiến tiêu chí về sự thông hiểu bị hạn chế. 

Mức độ suy luận của thí sinh ở câu 3 không cần huy động nhiều hơn so với câu 2.

thi THPT quốc gia,thi trung học phổ thông quốc gia,đề thi thpt quốc gia 2017,Đáp án thi THPT quốc gia 2017
Ảnh: Thanh Hùng

Câu hỏi duy nhất đòi hỏi tư duy, trải nghiệm, sự suy ngẫm và “thấu cảm” của thí sinh chính là câu 4. Tuy nhiên, tần suất tư duy cho một phần Đọc hiểu như vậy là hơi “khiêm tốn” trong một đề thi quốc gia.

Về câu nghị luận xã hội, vấn đề về sự “thấu cảm” vừa là vấn đề muôn đời trong cuộc sống nhân sinh, thế sự, vừa là điều có thể chạm tới phần nào thực tế bức bối của cách sống vô cảm khá phổ biến hiện nay. Trong khá nhiều những vấn đề của cuộc sống thời hiện tại, có lẽ sự “thấu cảm” cũng là điều nên nói.

Điều đáng ghi nhận đầu tiên ở câu nghị luận văn học chính là việc lựa chọn đoạn thơ cảm nhận trong một đoạn trích dài 90 câu – đoạn thơ đã giúp người đọc – học trò có những cảm nhận khá đầy đủ về Đất nước. 

Nếu cần nói thêm về câu nghị luận văn học thì có lẽ là một chút băn khoăn: câu lệnh đưa ra hai yêu cầu cảm nhận về đoạn thơ và bình luận quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm – đây là hai yêu cầu thực ra không thể tách rời trong quá trình làm bài, triển khai luận điểm của học trò. Và yêu cầu “bình luận về quan niệm đất nước của Nguyễn Khoa Điềm” nên cụ thể hóa để hướng tới tư tưởng “đất nước của nhân dân” và nhập vào trong yêu cầu cảm nhận.

ThS. Hồ Tấn Nguyên Minh, Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên): "Đề thi nhẹ nhàng nhưng quá an toàn"

Đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 diễn ra vào sáng ngày 22/6/2017 được ra theo cấu trúc gồm 2 phần đã được Bộ GD-ĐT thông báo từ trước và đã được ra trong đề thi minh họa. Học sinh đã chuẩn bị tâm thế cho cấu trúc này nên sẽ không cảm thấy bất ngờ.

thi THPT quốc gia,thi trung học phổ thông quốc gia,đề thi thpt quốc gia 2017,Đáp án thi THPT quốc gia 2017
Ảnh: Đỗ Quang Đức

Phần Đọc hiểu cho một đoạn trích trong văn bản “Thiện, Ác và Smartphone” của tác giả Đặng Hoàng Giang. Sự phân hóa ở các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng được thể hiện khá rõ trong 4 câu hỏi. Cách hỏi sáng rõ, chặt chẽ; mức độ vừa sức nên học sinh có thể dễ dàng giải quyết. 

Trong tình trạng mà bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ đang trở thành một vấn đề nhức nhối cho xã hội thì vấn đề đặt ra trong văn bản phần Đọc hiểu và câu Nghị luận xã hội có ý nghĩa nhân văn và giá trị giáo dục sâu sắc.

Câu Nghị luận văn học yêu cầu thí sinh trình bày cảm nhận về một đoạn thơ trong đoạn trích “Đất nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm từ đó bình luận quan niệm về Đất nước của nhà thơ. Đây là đoạn thơ thuộc một văn bản đã học trong chương trình 12. Cách hỏi cũng quen thuộc nên các em hoàn toàn có thể dễ dàng giải quyết. 

Nhìn chung đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm nay tương đối nhẹ nhàng, phù hợp với trình độ chung của học sinh các vùng miền trong cả nước. Tuy nhiên cách hỏi ở câu Nghị luận văn học vẫn còn theo lối cũ, chưa thực sự có sự đột phá, sáng tạo để những học sinh giỏi phát huy sức nghĩ, sức viết của mình. Có cảm giác đề thi còn quá an toàn.

.

Nguồn: Vietnamnet