Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201801/tieng-trong-niem-tin-775241/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201801/tieng-trong-niem-tin-775241/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tiếng trống niềm tin - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 06/01/2018, 14:39 [GMT+7]

Tiếng trống niềm tin

Quan sát tất cả những vụ việc xảy ra, tôi chợt nhớ lại câu hỏi mà một cử tri đã hỏi Tổng Bí thư hai năm trước: "Tại sao không đánh trống liên hồi, mà lại đánh nhát một?". Lúc đó, Tổng Bí thư đã trả lời rằng: Đánh là phải thận trọng, đánh đâu chắc đó. 
 
Những ngày đầu tiên của năm dương lịch 2018, tôi nghĩ nhiều đến hai chữ "niềm tin"! Đã có một thời rất dài, chúng ta thường nhìn vào những biểu hiện tham nhũng của  một bộ phận quan chức nào đó rồi than thở với nhau: "Bây giờ làm gì còn niềm tin nữa!". Phải thừa nhận, niềm tin của chúng ta đã bị ảnh hưởng, bị lung lay, thậm chí bị suy giảm cùng với dòng thời gian đến mức nếu có ai hỏi "Cứu niềm tin cách nào?" thì chúng ta hoặc lảng tránh câu trả lời, hoặc chỉ dành cho người hỏi một câu cái lắc đầu ngao ngán.
 
Năm 2016, ngay cả khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo xử lý quyết liệt những dấu hiệu khuất tất liên quan đến những cái tên như Vũ Huy Hoàng, Trịnh Xuân Thanh... thì niềm tin cũng không vì thế mà được "cứu rỗi" ngay.
 
Cũng dễ hiểu thôi, bởi cái gì đã suy thoái trong cả một quá trình thì làm sao có thể cứu rỗi chỉ trong một thời gian ngắn và chỉ sau 1,2 vụ việc. Thế nên thời điểm ấy, khi Tổng Bí thư gióng lên hồi trống chống tham nhũng và đã bước đầu khiến những đối tượng tham ô, tham nhũng phải chịu những hình phạt đầu tiên thì trong một cuộc tiếp xúc cử tri, ông đã nhận được một câu hỏi rất đáng suy ngẫm rằng: "Tổng Bí thư đã đánh trống rồi thì tại sao không đánh liên hồi, mà lại đánh nhát một?".
niemtin.JPG
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc tiếp xúc cử tri đã khẳng định: “Không có vùng cấm trong đấu tranh chống tham nhũng”.
Phía sau câu hỏi ấy chứa đựng biết bao tâm tư, thậm chí phảng phất cả những màu sắc nghi ngờ. Tiếng trống nhát gừng thì có thể thực sự chống tham nhũng thật không? Tiếng trống nhát gừng là để chống tham nhũng hay còn vì những mục đích A, B, C nào khác?
Đừng nói đến những người dân bình thường, ngay cả những chuyên gia, những nhà nghiên cứu có lẽ cũng tự đặt cho bản thân mình câu hỏi ấy. Thế nên thời điểm ấy, một phóng viên của nhà đài VTV khi đề nghị một nhà nghiên cứu lâu năm bình luận về "tiếng trống chống tham nhũng" thì đã nhận được một cái lắc đầu cùng một lời nhận xét phía sau hậu trường: "Tôi chỉ sợ là lời nói khó đi đôi với việc làm".
 
Nhưng cách đây ít lâu, vẫn nhà nghiên cứu ấy đã hồ hởi và chủ động trả lời phóng viên VTV rằng: "Chúng ta chống tham nhũng thật! Hiệu quả và quyết liệt". Điều gì đã tạo nên một sự thay đổi đáng ghi nhận đến như thế trong lòng người? Bởi vì với những diễn biến mới nhất, liên quan đến những vụ việc nóng nhất và những con người được quan tâm nhất thì tất cả đều đã nhận ra: Việc chống tham nhũng không có bất cứ vùng cấm nào cả.
 
Làm gì còn vùng cấm khi Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá XII Nguyễn Xuân Anh đã bị cho thôi chức vì những khuyết điểm, những vi phạm rất nghiêm trọng của mình. Làm gì còn vùng cấm khi Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng cũng bị khởi tố, bắt tạm giam vì tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng.
 
Quan sát tất cả những vụ việc này, tôi chợt nhớ lại câu hỏi mà một cử tri đã hỏi Tổng Bí thư hai năm trước: "Tại sao không đánh trống liên hồi, mà lại đánh nhát một?". Lúc đó, Tổng Bí thư đã trả lời rằng: Đánh là phải thận trọng, đánh đâu chắc đó.
 
Đến thời điểm này, có thể khẳng định tiếng trống mà Tổng Bí thư đánh lên không phải là những tiếng trống dân tuý, mà là những tiếng trống thực chất và hiệu quả. Và từ những sự thực chất, hiệu quả ấy, những tiếng trống nhát một của hai năm trước giờ đã thực sự chuyển sang giai đoạn liên tục, liên hồi.
 
Vào những năm 50 của thế kỷ XX, khi Trần Dụ Châu tổ chức một tiệc cưới linh đình giữa chiến khu Việt Bắc, một bữa tiệc mà nói như nhà thơ Đoàn Phú Tứ là "Bữa tiệc cưới mà chúng ta sắp chén đẫy hôm nay, được dọn bằng xương máu của chiến sĩ" thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo xử lý vụ án, để rồi sau đó Toà án Quân sự khép Trần Dụ Châu vào tội tử hình. Đến những năm 80 của thế kỷ XX, khi đời sống nhân dân khó khăn, nhiều tiêu cực xã hội xuất hiện thì Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã đề ra "Những việc cần làm ngay".
 
Và bây giờ, khi niềm tin của nhân dân giảm sút chưa từng thấy thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã quyết liệt đánh lên những hồi trống tấn công vào tham ô, tham nhũng, khiến niềm tin được cứu rỗi dần dần.
 
Tiếng trống ấy là tiếng trống đánh tham nhũng, đồng thời cũng là tiếng trống của niềm tin. Sau những tiếng trống nhát gừng đầu tiên của 2016, đến những tiếng trống liên hồi của 2017, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào 2018 sáng láng và phát triển hơn!
.

Nguồn: Phan Đăng/CAND

.