Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201804/doi-voi-toi-ky-niem-ngay-304-lich-su-se-khong-bao-gio-quen-792220/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201804/doi-voi-toi-ky-niem-ngay-304-lich-su-se-khong-bao-gio-quen-792220/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
'Đối với tôi, kỷ niệm ngày 30/4 lịch sử sẽ không bao giờ quên…' - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 30/04/2018, 08:59 [GMT+7]

'Đối với tôi, kỷ niệm ngày 30/4 lịch sử sẽ không bao giờ quên…'

(Congannghean.vn)-Mỗi khi nhớ về ngày 30/4 lịch sử năm xưa, người lính cụ Hồ Nguyễn Sơn Văn (74 tuổi) trú tại xóm 2, xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An lại dâng lên sự xúc động vui, buồn khó tả. Đối với ông, đó là những kỷ niệm không bao giờ quên.

Cựu binh Nguyễn Sơn Văn bồi hồi nhớ lại trận chiến lịch sử 30/4/1975
Cựu binh Nguyễn Sơn Văn bồi hồi nhớ lại trận chiến lịch sử 30/4/1975

Rót chén trà nóng mời khách, ông Nguyễn Sơn Văn trầm ngâm nhớ lại kỷ niệm xưa, như những thước phim quay chậm ngược trở về quá khứ hào hùng. Tháng 10/1963, ông Văn lên đường nhập ngũ. Sau một thời gian huấn luyện tân binh, đến tháng 12/1963, chiến sỹ trẻ thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 803, Sư đoàn 324 nhận nhiệm vụ cùng đơn vị tham gia chiến dịch 128 tại Lào.

Chiến đấu ở nước bạn Lào được 2 năm thì ông Văn về nước và được cử đi học khóa pháo binh đột kích. Đến năm 1966, ông ra trường với cấp bậc Thiếu úy và được phân công về làm trợ lý tác chiến tại Trung đoàn 66, Sư đoàn 304. Năm 1971, ông Văn tham gia chiến dịch đường 9 Nam Lào, rồi tham gia chiến dịch giải phóng thành cổ Quảng Trị năm 1972, sau đó ông về làm Tham mưu trưởng Trung đoàn 9. Sau khi ta giành được Quảng Trị thì cuối năm đó, địch mở đợt tấn công từ Nam trở ra hòng chiếm lại, nhưng ông cùng với các đồng đội đã chiến đấu hết sức ngoan cường, với quyết tâm bảo vệ Thành cổ. Trong thời gian này, ông và 2 đồng đội đã bị thương, sau đó được chuyển về trạm xá Trung đoàn. Sau một thời gian điều trị, sức khỏe bình phục nên ông tiếp tục hành quân chỉ huy đơn vị.

Năm 1974, ông được điều về làm Trung đoàn phó Trung đoàn 66, rồi tham gia trận chiến Thượng Đức (tỉnh Quảng Nam). Đây là khu phòng ngự chủ yếu bảo vệ phía Tây Bắc của TP Đà Nẵng, mở màn cho chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau trận chiến Thượng Đức và phòng ngự giữ đất cho đến 28/3, đơn vị của ông tiếp tục thế tiến công tiến đánh giải phóng TP Đà Nẵng 1 ngày sau đó. Trận đánh đó, Trung đoàn trưởng bị thương, ông lên làm quyền Trung đoàn trưởng để chỉ huy đơn vị.

Từ ngày 26/4 đến tối 29/4/1975, nhiều trận đánh quyết liệt đã diễn ra khi quân ta tấn công vào khu vực giáp ranh Sài Gòn. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Trung đoàn của ông tham gia đánh vào căn cứ Nước Trong (Long Thành, Đồng Nai), đây là Trường Sỹ quan Thiết giáp quân đội Việt Nam cộng hòa, sau đó cùng các cánh quân khác tiến thẳng Dinh Độc Lập.

“Chiến dịch Hồ Chí Minh hoàn toàn thắng lợi, cảm xúc lúc đó của tôi không thể diễn tả bằng lời. Niềm vui vỡ òa trong ánh mắt mỗi chiến sỹ, mỗi người dân và từng con đường, góc phố, từng công sở, xí nghiệp, trường học. Đó là giờ phút thiêng liêng khi dân tộc Việt Nam đã đánh thắng đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai để thống nhất nước nhà. Lúc đó tôi sung sướng trào dâng nước mắt”, ông Văn xúc động nhớ lại.

Với những đóng góp trong các cuộc chiến đấu, ông đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Kháng chiến; Huân chương Quyết Thắng… và nhiều danh hiệu cao quý khác.

.

Đức Chung

.