Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201810/cac-truong-nghe-gap-kho-trong-cong-tac-tuyen-sinh-818237/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201810/cac-truong-nghe-gap-kho-trong-cong-tac-tuyen-sinh-818237/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Các trường nghề gặp khó trong công tác tuyển sinh - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 11/10/2018, 07:43 [GMT+7]

Các trường nghề gặp khó trong công tác tuyển sinh

(Congannghean.vn)-Để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cho các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo chỉ tiêu được giao, các trường đào tạo nghề trong tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ học viên học nghề. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các trường nghề vẫn đang gặp khó trong công tác tuyển sinh.

Một buổi thực hành tại trường dạy nghề
Một buổi thực hành tại trường dạy nghề

Khó trong công tác tuyển sinh

Có bề dày hoạt động đến nay đã tròn 10 năm, trải qua bao khó khăn, thách thức thành công lớn nhất của Trường Cao đẳng Việt - Anh là liên tục đổi mới, áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần tích cực vào đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nhà. Đến nay, Trường đã xây dựng được cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, với 60 phòng học lý thuyết và thực hành; nhiều cán bộ, giảng viên, giáo viên có trình độ chuyên môn cao. 10 năm qua, Trường đã đào tạo hơn 9.000 học sinh, sinh viên (HSSV) tốt nghiệp và trên 95% HSSV có việc làm, thu nhập ổn định sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, những mùa tuyển sinh gần đây, nhà trường đang “đau đầu” vì thiếu chỉ tiêu, có ngành số lượng đầu vào thấp với vài chục học sinh.

Thực tế lâu này, học nghề vẫn được xem là sự lựa chọn cuối cùng. Tâm lý thích làm thầy, không thích làm thợ trong một bộ phận nhân dân còn khá nặng nề. Cùng với đó, tâm lý “sính” bằng cấp của xã hội, coi trọng đại học hơn học nghề dẫn đến công tác tuyển sinh của các trường nghề gặp không ít khó khăn.

Trường Cao đẳng Việt - Anh có tổng chỉ tiêu đào tạo từ năm 2015 - 2017 khoảng 1.000 HSSV; trong đó, ngoài ngành Sư phạm Mầm non đạt 100% chỉ tiêu thì các ngành còn lại như Dược sĩ, Điều dưỡng chỉ đạt 80%; Kế toán, Du lịch đạt 50% chỉ tiêu. Riêng hệ sơ cấp Y tá và Kỹ thuật chế biến món ăn chỉ đạt 30% chỉ tiêu.

Cùng chung cảnh ngộ là Trường Trung cấp Việt - Úc, trong 3 năm từ 2015  - 2017, nhà trường thực sự bế tắc trong công tác tuyển sinh. 2 năm 2015 và 2017, mỗi năm chỉ tuyển được 1 lớp Kế toán doanh nghiệp gồm 27 học sinh, riêng năm 2016 không tuyển sinh được.

Khắc phục những khó khăn

Để giải quyết những khó khăn, bất cập nói trên, ngoài việc tuyển sinh để đào tạo cấp bằng, chứng chỉ tại trường, hàng năm, Trường Cao đẳng Việt - Anh đã tăng cường liên kết với các địa phương, bệnh viện để đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở một số ngành như Điều dưỡng, Dược sĩ, Văn thư - lưu trữ…

Ngoài ra, liên kết với các doanh nghiệp để dạy nghề theo nhu cầu lao động. Đối với Trường Trung cấp Việt - Úc, được biết, từ tháng 6/2017, Trường được chuyển đổi chủ đầu tư mới là Công ty Chính Minh Nghệ An tiếp nhận, hiện đơn vị đang nghiên cứu để định hướng lại hướng đi, ngành nghề đào tạo mới. Trước mắt, chủ đầu tư đang tổ chức mở trường mầm non, đồng thời phối hợp với các địa phương mở lớp sơ cấp văn thư hành chính với gần 100 người học.

Vừa qua, trước dư luận phản ánh về tình trạng một số trường nghề trong tỉnh liên kết với các trường nghề ngoài tỉnh chỉ với vai trò là tuyển sinh “hộ” để đưa học sinh đi học ngoài tỉnh, trong khi trường nghề trên địa bàn mở rộng với số lượng khá nhiều lại không tuyển sinh được người học đã tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh; đồng thời, ghi nhận ý kiến về những khó khăn trong công tác tuyển sinh, mới đây, tại buổi giám sát thực hiện các kiến nghị sau giám sát công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thực hiện một số chính sách xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh, bà Nguyễn Thị Lan, Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh đã ghi nhận những kiến nghị và yêu cầu các trường cần chủ động nghiên cứu thị trường lao động để đa dạng ngành nghề, đáp ứng nhu cầu người học, gắn với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Bên cạnh đó, các trường cần tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để đào tạo theo đơn đặt hàng, đào tạo có địa chỉ, tạo hiệu quả sau đào tạo, từ đó nâng cao uy tín của nhà trường và thu hút người học.

Ngoài ra, Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh cũng lưu ý, các trường nghề cần thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động tư vấn, ký kết đưa học sinh đi du học, đảm bảo quyền lợi của người học, đặc biệt là tạo việc làm ổn định cho các học viên sau khi tốt nghiệp.

.

Phan Tuyết

.