Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201903/nha-xuat-ban-giao-duc-viet-nam-noi-gi-ve-viec-kim-gia-sach-giao-khoa-844199/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201903/nha-xuat-ban-giao-duc-viet-nam-noi-gi-ve-viec-kim-gia-sach-giao-khoa-844199/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nói gì về việc 'kìm giá' sách giáo khoa? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 16/03/2019, 15:33 [GMT+7]

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nói gì về việc 'kìm giá' sách giáo khoa?

Theo thông tin từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN), từ 2011 đến nay, giá sách giáo khoa (SGK) không thay đổi và ở mức thấp hơn so với chi phí, giá thành xuất bản, phát hành và so với giá bán các sách khác. Trong khi đó, các khoản chi phí xuất bản SGK đều biến động tăng cao.
 
Tại phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa diễn ra, liên quan đến vấn đề giá SGK hiện nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Chính phủ xem xét về việc quản lý điều hành giá cả thị trường theo quy luật chung, không thể “kìm giá” như hiện nay vì điều đó là không hợp lý.
 
Xung quanh vấn đề giá SGK, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam để làm rõ thêm thông tin.
PGS.TS Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ảnh: Bá Hải
PGS.TS Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ảnh: Bá Hải
Các khoản chi phí xuất bản SGK đều biến động tăng cao
 
Phóng viên (PV): Lộ trình triển khai áp dụng chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu từ năm học 2020 - 2021. Nhưng vì sao thời điểm này, NXBGDVN lại đặt vấn đề tăng giá SGK, liệu như vậy có hợp lý không thưa ông?
 
PGS.TS Nguyễn Văn Tùng: NXBGDVN là doanh nghiệp, phải tự hạch toán kinh doanh. Những năm qua, NXB đã phải bù đắp việc SGK được bán dưới giá thành từ những nguồn thu khác. Tuy nhiên đến cuối năm 2018, đầu năm 2019, NXBGDVN đứng trước nguy cơ không hoàn thành nhiệm vụ bảo toàn vốn nhà nước do chi phí đầu vào tăng cao thì vấn đề phải điều chỉnh giá bán SGK được đặt ra.
 
SGK hiện nay có giá thành thấp hơn nhiều so với các loại sách có cùng quy cách trên thị trường. Qua khảo sát SGK và sách của một số NXB khác có những cuốn giá bìa cao hơn từ 3 đến 8 lần so với SGK.
 
Tôi có thể lấy dẫn chứng: SGK Ngữ văn 7 (tập2), giá 7.800đ, 160 trang, như vậy tính ra đơn giá 49 đồng/trang. Trong khi đó cuốn Những bài làm văn mẫu lớp 9 (tập 2) của NXB khác, giá 38.000 đồng, 260 trang đơn giá 146 đồng/trang, cao gấp 3 lần SGK. Hay như SGK Hóa học 8, 160 trang, giá bìa 9.600đ  đơn giá 60 đồng/trang. Cuốn Hướng dẫn ôn tập và kiểm tra hóa học 10 (tập 1) của NXB khác, 192 trang, giá 92.000 đồng đơn giá 479đồng/trang, cao gấp 8 lần SGK.
 
Trong khi đơn giá các chi phí gắn liền với tiền lương, tiền công như biên tập, thiết kế, chế bản được NXBGDVN giữ ổn định từ năm 2011 đến nay, thì lương tối thiểu vùng năm 2019 so với năm 2011 tăng gần 3,1 lần (từ mức 1.350.000đ lên mức 4.180.000đ), lương cơ sở năm 2019 tăng 1,8 lần so với năm 2011 (từ mức 830.000đ lên mức 1.490.000đ); Giá thị trường của vật tư giấy in hàng năm hầu như đều tăng, riêng giấy để in SGK năm học 2019-2020 đã tăng so với năm trước bình quân trên 20%; giá điện bán lẻ bình quân từ năm 2011 đến nay tăng gần 41% (từ 1.220đ/kwh lên 1.720 đ/kwh).
 
Giá không được điều chỉnh tăng, NXBGDVN sẽ phải tiếp tục “co kéo” lo bù đắp chi phí. Cho dù đã phải tính toán đến các khoản bù đắp nhưng nguy cơ lỗ, không bảo toàn được vốn nhà nước là có thật. Đó là lý do NXB đề xuất tăng giá sách.
 
Ai chịu trách nhiệm nếu để xảy ra thua lỗ?
 
PV: Tại Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, Chủ tịch Quốc hội có đặt vấn đề, nếu trường hợp không điều chỉnh giá sách thì với những khoản dự kiến sẽ lỗ thì ai chịu trách nhiệm trong việc bảo toàn vốn Nhà nước? Vậy đứng trước bài toán này, thì NXBGDVN có hướng xử lý thế nào, thưa ông?
 
PGS.TS Nguyễn Văn Tùng: Do đã được sự đồng ý, thông qua phương án điều chỉnh tăng giá sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Ban chỉ đạo điều hành giá Quốc gia, NXBGDVN đã thực hiện và hoàn thành việc kê khai giá sách giáo khoa với Bộ Tài chính theo quy định. Trên cơ sở đó, để kịp phục vụ năm học, NXB đã phải in SGK theo giá mới. Tuy nhiên mới đây trong công văn ngày 6/3/2019, Bộ GD&ĐT chỉ đạo tạm dừng việc điều chỉnh giá.
 
Như vậy thì NXB tiếp tục phải bù lỗ, khó có khả năng hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Năm 2017, NXBGDVN nộp ngân sách 59 tỷ đồng, năm 2018 nộp137 tỷ đồng. Nếu năm 2019 bị thua lỗ thì ngân sách Nhà nước sẽ mất đi một nguồn thu đáng kể. Thế nhưng, vấn đề này NXBGDVN không thể tự mình giải quyết được.
 
PV: Đứng trước bài toán khó khăn như vậy, liệu NXBGDVN có thể phục vụ đầy đủ, kịp thời sách giáo khoa cho học sinh trước năm học 2019 –2020?
 
PGS.TS Nguyễn Văn Tùng: Như kế hoạch NXBGDVN đã thông tin với báo chí, đầu tháng 4/2019, NXB sẽ bắt đầu chuyển sách về địa phương phục vụ năm học 2019 – 2020. Nay không được điều chỉnh giá, NXB lại lo sửa lại giá trên sách đã in, làm tăng thời gian in ấn, hoàn thiện sản phẩm.
 
Mặc dù hết sức nỗ lực để có thể thực hiện kế hoạch phát hành sách theo đúng tiến độ, nhưng chúng tôi đang đứng trước rất nhiều khó khăn.
 
PV: Xin cảm ơn ông!
.

Nguồn: Mỹ Anh/Dangcongsan.vn

.