Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//cai-cach-hanh-chinh/201412/bo-ganh-nang-chung-minh-ly-lich-tu-phap-cho-dn-573073/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//cai-cach-hanh-chinh/201412/bo-ganh-nang-chung-minh-ly-lich-tu-phap-cho-dn-573073/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Bỏ gánh nặng chứng minh 'lý lịch tư pháp' cho DN - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 25/12/2014, 16:12 [GMT+7]

Bỏ gánh nặng chứng minh 'lý lịch tư pháp' cho DN

Người thành lập doanh nghiệp không bắt buộc phải cung cấp lý lịch tư pháp trong mọi trường hợp và dự kiến, ngay cả khi cần thiết, họ cũng sẽ không phải trực tiếp cung cấp.
 
Trong quá trình xây dựng Luật Doanh nghiệp, đạo luật có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh, đã có những tranh cãi về việc có nên bổ sung phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
 
Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho hay khi xây dựng Luật Doanh nghiệp năm 2000, những tranh luận về việc người thành lập doanh nghiệp có phải trình các loại giấy chứng nhận chứng minh mình không vi phạm pháp luật, không bị bệnh tâm thần… hay không cũng khá căng thẳng, nhưng quyết định cuối cùng là không. Đây là phần việc cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nếu cần.
 
Trước khi Luật Doanh nghiệp sửa đổi được Quốc hội thông qua cuối tháng 11 vừa qua, đã có ý kiến đề nghị bổ sung phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Ngay lập tức, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong vai trò là Ban soạn thảo đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị giữ nguyên như quy định trong dự thảo.
 
Nghĩa là, trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, tùy theo loại hình doanh nghiệp, người thành lập phải có bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu... hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác chứ không bắt buộc phải có lý lịch tư pháp.
 
Điều 18 Luật quy định: Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
 
Giải trình về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng yêu cầu bổ sung phiếu lý lịch tư pháp vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp với tất cả các trường hợp sẽ làm tăng thêm thời gian thành lập doanh nghiệp tạo ra gánh nặng chi phí tuân thủ rất lớn cho cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, sẽ có tác động không thuận lợi cho môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam.
 
Do vậy, phiếu lý lịch tư pháp không phải là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có căn cứ kiểm soát một số trường hợp không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, luật đã bổ sung quy định trong trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
 
Theo ông Phan Đức Hiếu, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Tổ phó Tổ biên tập Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), kiến nghị bổ sung lý lịch tư pháp (trong mọi trường hợp đăng ký doanh nghiệp) đi ngược chủ trương triệt để cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho thành lập và hoạt động của doanh nghiệp.
 
Hơn thế, việc tạo thêm một yêu cầu, điều kiện không cần thiết cho thành lập doanh nghiệp sẽ tạo ra gánh nặng chi phí rất lớn cho nhà đầu tư và tốn kém cho xã hội trong thành lập doanh nghiệp.
 
Theo quy định tại Luật Lý lịch tư pháp, thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp là 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, trường hợp cần xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích là tối đa 20 ngày. Về chi phí, theo quy định tại Thông tư số 174/2011/TT-BTC ngày 02/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp, lệ phí là 200.000 đồng/lần/người.
 
Như vậy, chỉ riêng việc bổ sung phiếu lý lịch tư pháp vào hồ sơ đăng ký kinh doanh thôi, người thành lập doanh nghiệp sẽ mất thêm ít nhất 10 ngày. Tính cho hàng chục ngàn doanh nghiệp thành  lập mỗi năm, chi phí tuân thủ có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng.
 
Đó là chưa kể nếu đề nghị này được chấp nhận, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng quốc tế về năng lực cạnh tranh quốc gia của môi trường kinh doanh Việt Nam mà Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đang quyết tâm và nỗ lực hết sức để cải thiện thông qua việc triển khai mạnh mẽ Nghị quyết 19/NQ-CP.
 
Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp còn muốn tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp, theo nguyên tắc “cái gì Nhà nước đã có thì không yêu cầu doanh nghiệp cung cấp”.
 
Cụ thể, theo ông Phan Đức Hiếu, dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật đang được xây dựng theo hướng cơ quan đăng ký kinh doanh thay vì trực tiếp yêu cầu người thành lập doanh nghiệp sẽ trực tiếp yêu cầu Sở Tư pháp cung cấp lý lịch tư pháp.
 
Ông Phan Đức Hiếu cho rằng quy định như vậy sẽ giảm được rất nhiều chi phí, thời gian cho doanh nghiệp, không tạo nên gánh nặng chứng minh lên doanh nghiệp. Cùng với các quy định khác, quy định này sẽ góp phần giúp thủ tục khởi sự kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
.

Nguồn: Chinhphu.vn

.