Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201208/22493-gap-vua-co-vat-xu-nghe-395569/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201208/22493-gap-vua-co-vat-xu-nghe-395569/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Gặp vua cổ vật xứ Nghệ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 23/08/2012, 14:00 [GMT+7]
22493

Gặp vua cổ vật xứ Nghệ

Hành trình gian truân
 
Được biết, anh sinh ra và lớn lên ở xã Quỳnh Bá, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Tuổi thơ không được may mắn như bao người khác, đang học lớp 7 thì bố qua đời. Nhà nghèo, vừa đi học vừa làm thuê đủ thứ nghề để kiếm sống. Ngày đó ở quê anh có một số người từ Thanh Hóa vào các vùng nông thôn Quỳnh Lưu sưu tầm và mua các đồ vật cổ (cổ vật). Anh nhận làm “hoa tiêu dẫn đường”, tìm hiểu gia đình nào có đồ vật cổ bán, là liên lạc với khách.
 
Thú đam mê chơi đồ cổ của anh cũng được khơi dậy từ đó. Từ một người dẫn đường, rồi trở thành người đam mê cổ vật sâu vào máu thịt. Bằng những đồng tiền ít ỏi góp nhặt từ bán cá, bán củi… anh dồn vào mua đồ vật cổ. Tuy không biết gì về cổ vật nhưng nhờ có sự dẫn dắt của các bậc “tiền bối”, anh tích lũy dần dần kinh nghiệm, nhất là việc phát hiện lưu giữ được những đồ vật có từ các triều đại xa xưa trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
 
Một góc phòng trưng bày cổ vật của anh Võ Văn Toàn
 
Từ năm 1984 đến 1987 (khi đang theo học ở Hà Nội), anh thường lặn lội đến các cửa hàng trưng bày đồ cổ để xem và tìm hiểu lịch sử của nó. Sau đó, anh về làm việc cho một Công ty du lịch ở tỉnh Nghệ An. Nhờ vậy, anh thường xuyên được đi đây đi đó, tiếp xúc với nhiều người có chung niềm đam mê cổ vật.
 
Tuy nhiên, giai đoạn này việc ngăn cấm buôn bán đồ cổ gắt gao nên anh chỉ sưu tầm trong nhân dân về để lưu giữ làm báu vật riêng của mình. Một thời gian sau, anh tiếp tục đi khắp nơi ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… rồi sang cả Trung Quốc để tìm hiểu cổ vật.
 
Có thời gian chắt chiu mãi mới tích góp được triệu bạc và lương tháng anh bỏ vào mua đồ cổ nên chẳng giúp được gì cho vợ con. Nhiều đêm mua món đồ mới nào về không còn được lành lặn, anh lại thức trắng để dán ghép các mảnh vỡ lại.
 
“Công việc này đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và kiên trì. Không phải ai cũng chơi đồ cổ được, trước hết phải có lòng đam mê, có vốn hiểu biết nhất định về lịch sử, nguồn gốc cổ vật, lịch sử từng giai đoạn của đất nước và thế giới, hiểu và đánh giá được giá trị của cổ vật. Và quan trọng hơn là người chơi phải có tiền, thậm chí rất nhiều tiền”, anh Toàn tâm sự.
 
Để thỏa niềm đam mê thú chơi cổ vật, anh Toàn cho biết, nhờ có người vợ cảm thông cho chồng. Nhờ vậy mà giờ đây, chị Phan Thị Hoa (vợ anh Toàn) cũng rất mê cổ vật.
 
Bộ sưu tập có một không hai
 
Anh Võ Văn Toàn tâm sự, hành trình đi tìm và sưu tầm cổ vật đầy gian nan, nhưng tìm được cổ vật lại là cái duyên của người đi sưu tầm. “Quý vật tìm quý nhân”. Vì thế mà mỗi khi có cơ hội, anh lại cố gắng mua bằng được những món đồ yêu thích để tiếp tục bổ sung vào bộ sưu tập của mình. Anh đã dành riêng một tầng nhà được trang trí và trưng bày gọn gàng.
 
Từ bát đĩa, tiền cổ, tượng, sắc phong, ấm, lọ, chum, chóe… đủ chất liệu bằng kim khí, bằng sứ, bằng gỗ… Cổ vật của nhiều nước, nhiều niên đại từ hàng chục thế kỷ qua. Mỗi lần có khách quý đến thăm, anh lại nói về bộ sưu tập cổ vật của mình mà anh đã dày công sưu tầm. Cả không gian lớn với một bộ sưu tập đồ gốm, sứ, đủ kích cỡ, chủng loại khiến chúng tôi ngỡ ngàng, ngạc nhiên, không khỏi trầm trồ thán phục.
 
Cổ vật giá trị có niên đại gần cả nghìn năm
 
Trong đó, rất nhiều cổ vật đặc biệt có giá trị về mặt lịch sử và văn hoá như chiếc lọ gốm, chiếc thạp thời Lý. Hàng trăm chiếc liễng, bát, đĩa thời Lý, Trần. Nhiều hiện vật, cổ vật đồ đồng Đông Sơn, đồ gồm, đồ đá thời Việt cổ, các cổ vật thời Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, cổ vật thời nhà Lý, Trần, Nguyễn… được anh trưng bày chẳng khác nào một bảo tàng cổ vật tại gia đình.
 
Nhìn vào bộ sưu tập đồ cổ của anh, các họa tiết, hoa văn gắn với từng thời đại, trình độ, sáng tạo mong ước của cha ông từng thời đại đều được tái hiện qua cổ vật, thể hiện cuộc sống con người gần gũi với thiên nhiên. Anh Võ Văn Toàn quan niệm, cổ vật là giá trị văn hóa của dân tộc. Vì thế, với anh luôn biết nâng niu, trân trọng nó một cách đặc biệt mà hoàn toàn không phải vì lợi ích kinh tế.
 
Trăn trở của anh là nhiều đồ vật cổ trong dân còn rất nhiều. Tuy nhiên, do bà con không nhận biết được nên cổ vật đang bị thất lạc đâu đó. Mỗi cổ vật đều hàm chứa những giá trị lịch sử và văn hoá, nghệ thuật, là di sản văn hoá độc đáo, vì thế anh luôn khát vọng làm sao để lưu giữ và bảo tồn thứ giá trị văn hóa cổ truyền đó.

Phan Sáng - Thanh Lê
.