Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201406/van-dong-phu-song-moi-truong-khong-khoi-thuoc-494141/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201406/van-dong-phu-song-moi-truong-khong-khoi-thuoc-494141/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Vận động, 'phủ sóng' môi trường không khói thuốc - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 09/06/2014, 08:10 [GMT+7]

Vận động, 'phủ sóng' môi trường không khói thuốc

Luật phòng chống tác hại thuốc lá (PC THTL) có hiệu lực tại Việt Nam từ tháng 5/2013 với việc không cấm hút, chỉ yêu cầu người hút đúng nơi qui định. Một bộ Luật rất “nhân văn”, thực thi bằng biện pháp vận động, thuyết phục là chính ấy sẽ đạt hiệu quả nhất khi cuộc vận động “phủ sóng” được càng rộng, rộng tới vùng mà Luật không cấm chính là ý thức con người. Cùng với thông điệp của ngày Thế giới không thuốc lá năm nay - “tăng thuế thuốc lá”, một trong rất nhiều biện pháp chung tay của cả cộng đồng thế giới ngăn chặn con số tử vong do nạn dịch thuốc lá sẽ tăng lên thành hơn 8 triệu ca mỗi năm vào năm 2030 mà đáng lẽ đã có thể tránh được.

Bỏ thuốc lá chính là người tiêu dùng thông minh
 
Hút thuốc lá đã được coi là một phát minh của nhân loại vào thế kỷ thứ 17, thì từ cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, thuốc lá với những phát hiện tác hại với sức khỏe con người đã trở thành kẻ thù của nhân loại. Cuộc đấu tranh nhằm chứng minh thuốc lá là “thủ phạm” gây ra vô số bệnh tật cho con người vẫn đang được thực hiện.
 
Tại hội thảo Cập nhật thông tin về ngày thế giới không khói thuốc lá, do Bộ y tế tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, Th.S-BS Lê Văn Tuân, đại diện cho văn phòng Tổ chức nhịp cầu sức khỏe (Health Bridge- Canada) tại VN đã chia sẻ về 2 thực nghiệm mà họ vừa thực hiện.
 
Thực nghiệm thứ nhất lý giải: 1 người có thói quen hút 4 điếu thuốc lá /ngày, sau 3 tháng hút liên tục(400 điếu) sẽ có tác động gì tới sức khỏe ? Họ đã cho một chiếc máy “hút” thuốc lá liên tục 400 điếu. Tương đương với thói quen tiêu thụ 4 điếu/ngày của 1 người hút thuốc lá. Kết quả thu được trong “lá phổi” của “người máy” hút thuốc lá là một lượng rất lớn chất keo kết dính như nhựa hắc ín.
 
Thực nghiệm thứ 2 là trên heo. Sau 10 phút được hít khói thuốc lá, so sánh giữa lá phổi của heo hít thuốc lá và heo có lá phổi lành mạnh, đã thấy khác biệt hoàn toàn: phế quản và phổi của heo hít khói thuốc lá ám một màu đen của hắc ín. Heo không hít khói thuốc có lá phổi bình thường.
 
Những thông điệp hữu hiệu tuyên truyền về cuộc vận động nói không vói thuốc lá
Những thông điệp hữu hiệu tuyên truyền về cuộc vận động nói không vói thuốc lá
 
Thế giới cũng đã công bố từ lâu, khói thuốc lá chứa tới 7000 chất hóa học với 69 chất gây ung thư, chứa rất nhiều loại hóa chất độc hại như: Propylen Blycol; Benzopyren, chì Asen (cực độc), Axeton, Formoldehit, Toluen, Phenol Butan, …gây nên 25 nhóm bệnh tật cho con người gồm các bệnh về: Ung thư, các bệnh mãn tính như đột quị, mù, đục thủy tinh thể, phình động mạch chủ.
 
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, tỉ lệ người hút thuốc lá vào khoảng 8% trên Thế giới, nhưng  92% còn lại  không trực tiếp hút thuốc, cũng chịu ảnh hưởng với khoảng 600.000 ca tử vong/năm vì mắc nhiều bệnh tật nguy hiểm do hút thuốc thụ động. Trong đó, chủ yếu là nữ giới và trẻ em, như: đột quị, ung thư xoang mũi, ung thư vú, ung thư phổi, mạch vành, đẻ non (ở nữ giới) và: có khối u não, bệnh tai giữa, ung thư hạch, hen xuyễn, hội chứng đột tử (ở trẻ sơ sinh).
 
Vì vậy, theo Th.S-BS Lê Văn Tuân: “Coi thuốc lá như một mặt hàng tiêu dùng thì việc chúng ta từ bỏ thuốc lá, lựa chọn cho mình một mặt hàng tiêu dùng an toàn cho sức khỏe, không tác hại như thuốc lá, để không làm hại cho chính mình, cho gia đình, và cả cộng đồng, bỏ thuốc lá chính là người tiêu dùng thông minh”.
 
Khoa hồi sức tích cực-chống độc bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM- nơi tiếp nhận nhiều trẻ cấp cứu do hút thuốc lá bị động
Khoa hồi sức tích cực - chống độc bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM - nơi tiếp nhận nhiều trẻ cấp cứu do hút thuốc lá bị động
 
Những chuyển biến đáng kể của cuộc vận động “phủ sóng”
 
Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc cao nhất Thế giới. Hiện có khoảng 15,3 triệu người đang hút thuốc lá. Trong đó 47,4% là nam giới hút thuốc. Theo Who, tại VN, có khoảng 40.000 người tử vong/năm vì các bệnh liên quan thuốc lá. Dự  báo đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên tới 70.000 người/năm tử vong vì thuốc lá.
 
Riêng tại bệnh viện K, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá chiếm tới 96,8%. Tại Viện chiến lược và chính sách y tế khảo sát năm 2011, từ 1976 tới năm 2006, VN đã có có 53.217 ca tử vong do đột quị vì hút thuốc lá ; 15.720 ca do ung thư phổi; 14.355 ca tử vong do bệnh COPD và 13.504 ca tử vong do bệnh mạch vành do thuốc lá. Năm 2012 khảo sát cũng cho biết, 23 tỉ đồng là tổng chi phí điều trị và chi phí do mất sức lao động vì ốm đau và tử vong sớm do thuốc lá gây ra tại VN.         
 
Điều tra cũng cho biết, hiện VN có khoảng 1,6 triệu công nhân. Trong đó, 64% có mức lương 4 triệu đ/tháng. Nhưng vì nghiện thuốc lá mà một tỉ lệ rất lớn công nhân vẫn đang phải dành từ 400-500 ngàn đ/tháng, tức 10% tháng lương cho thuốc lá . Cuộc vận động xây dựng môi trường không khói thuốc tại VN đang dùng nhiều biện pháp tấn công mạnh mẽ vào chính lực lượng công nhân này.  
 
Theo Phó Ban tuyên giáo tổng LĐLĐVN Vũ Mạnh Tiêm, hiện, trên 16 triệu Đoàn viên thanh niên trong cả nước đã được tuyên truyền về việc thực hiện môi trường không khói thuốc. Với nhiều biện pháp khác nhau từ động viên, giáo dục, thuyết phục và cả chế tài.
 
Trong số hơn 1,2 triệu công nhân hưởng ứng, có nhiều địa phương như Bắc Giang có trên 95% số Công đoàn cơ sở thực hiện môi trường không khói thuốc; Tại Đak Lak, sau hơn 1 năm triển khai Luật PC THTL, đã có hơn 4000 công nhân bỏ thuốc lá . Đã có những doanh nghiệp còn kịp chuyển đổi ngành nghề không sản xuất thuốc lá. Tại công ty Kỹ thuật mới (quận 8, TPHCM) theo qui định, nơi này đã trích ra 60 triệu đồng/năm làm tiền thưởng cho công nhân nào bỏ được thuốc lá.
 
Hiện, tại xí nghiệp May Bình Dương đã thực hiện một chế tài từ 2012 tới nay rất thành công: phạt 1 triệu đồng với hành vi hút thuốc lá ở nơi cấm. Chế tài này còn được đưa vào nội qui, bình xét thi đua, của cơ quan. Hay tại công ty Xây dựng VN, nếu phát hiện hút thuốc không đúng nơi qui định, bị phạt 200.000 đ. Bị phát hiện và phạt 3 lần là “xóa” toàn bộ tiền thưởng, kèm theo việc  xếp loại thi đua A,B,C.
 
Đánh giá về những thành quả trên, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý KCB- Bộ Y tế cho rằng, đối với bộ luật này rất nhân văn, nên công tác vận động, thuyết phục vẫn là chủ yếu. Mọi cội nguồn của bệnh tật cộng đồng là ở vấn đề Y tế công cộng. Hiện nay, từng người dân đã có thể nhắc nhở khi phát hiện người vi phạm hút thuốc lá. Phổ biến hơn là hiện nay, nếu một người có ý định hút thuốc lá đã tự quan sát xung quanh xem có bảng cấm hút thuốc lá không, trước khi đưa điếu thuốc lá lên môi! Những tín hiệu trên cho thấy độ “phủ sóng” xây dựng môi trường không khói thuốc đang tiến nhanh, và mạnh, và thành công bước đầu. Có sự chuyển biến từ vận động sang đấu tranh như trên với hành vi hút thuốc lá ở nơi cấm, thực hiện cho một ước mơ về một xã hội không có người hút thuốc lá hay bán thuốc lá mà không ai mua!
 
VN là nước có mức thuế thuốc lá thấp gần nhất so với các nước trong khu vực. Điều tra cho biết, có tới 21,6% nam thanh niên VN từ 16 đến 24 tuổi là người hút thuốc; 17% HS nam từ 13-15 tuổi đã thử hút thuốc lá trước 10 tuổi. Để đạt được mục tiêu của chiến lược quốc gia về PC THTL, là giảm tỷ lệ hút thuốc của nam giới từ 47,4% xuống 39% vào năm 2020, Bộ y tế đề xuất: mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá cần tăng từ 65% lên 105% vào năm 2015 và có lộ trình tăng lên thành 145% vào năm 2018 và tiếp tục xem xét tăng thuế lên 155% vào năm 2020. Tăng thuế thuốc lá chính là biện pháp hữu hiệu để hạn chế thanh thiếu niên hút thuốc, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong trong dài hạn đối với cộng đồng.

 

.

Nguồn: cand.com.vn