Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201311/de-evn-tu-dinh-gia-dien-la-chua-hop-ly-420775/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201311/de-evn-tu-dinh-gia-dien-la-chua-hop-ly-420775/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Để EVN tự định giá điện là chưa hợp lý - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 27/11/2013, 09:21 [GMT+7]

Để EVN tự định giá điện là chưa hợp lý

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được phép tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công thương chấp thuận. Thời gian giữa hai lần điều chỉnh giá điện tối thiểu là 6 tháng so với 3 tháng theo quy định trước đây.

Theo quy định mới, trường hợp tăng từ 10% trở lên hoặc ngoài khung giá quy định, EVN sẽ phải lập hồ sơ phương án giá, báo cáo Bộ Công thương và gửi Bộ Tài chính để thẩm định. Sau khi tổng hợp ý kiến, liên bộ sẽ trình Thủ tướng xem xét, cho ý kiến. Tuy nhiên, đối với trường hợp giảm giá, Quyết định 69 vẫn chưa quy định chi tiết các mức điều chỉnh.

Theo đó, Quyết định chỉ nêu: Trường hợp các thông số đầu vào được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân cơ sở thấp hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá (sau khi đã trích quỹ Bình ổn giá điện), EVN có trách nhiệm điều chỉnh giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng.

Tranh minh họa
Tranh minh họa

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, EVN đang ở vị trí độc quyền cả ba khâu phát điện, truyền tải, phân phối thì không thể áp dụng hình thức giao cho doanh nghiệp (DN) tự định giá. Về hình thức, cơ chế định giá này giống như mặt hàng xăng, nhưng khác ở chỗ xăng dầu là độc quyền nhóm, còn mặt hàng điện chỉ mỗi EVN. Do đó, việc giao cho EVN tự quyết về giá là điều chưa hợp lý và trái với Luật Giá.

Theo ông Long, mặc dù điều chỉnh trong biên độ 7% - 10% nhìn về con số thì không cao nhưng tác động gián tiếp của giá điện sẽ làm cho chi phí đầu vào các ngành khác tăng lên rất nhiều. Chi phí đầu vào tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá bán đến tay người tiêu dùng.

“Việc tăng giá bán điện chủ yếu do EVN xây dựng, trình Bộ Công thương thẩm định.Bộ Công thương trao quyền cho EVN tự tính toán yếu tố đầu vào để làm căn cứ điều chỉnh giá bán điện càng khiến cho Tập đoàn này tăng cấp độ độc quyền. Chi phí đầu vào do EVN đưa ra, công bố đều mang tính áp đặt một chiều” - ông Long nói.

Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh cho rằng, ngành điện vẫn độc quyền nên việc điều chỉnh tăng giá kiểu gì người dân và DN cũng phải chấp nhận. Vấn đề cần đặt ra là giám sát việc tăng giá thế nào, công khai minh bạch cho người dân biết. “Một điều đáng nói, các thông số để tăng giá đưa ra rất cụ thể, nhưng khi đặt ra vấn đề giảm giá lại không đưa ra thông số nào để làm căn cứ tính toán. Không biết bao giờ ngành điện mới sẵn sàng giảm giá?” - Ông Doanh nêu quan điểm.

.

Theo PLTPHCM