Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201404/chu-dong-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau-474008/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201404/chu-dong-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau-474008/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 16/04/2014, 08:47 [GMT+7]

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

(Congannghean.vn)- Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những vấn đề nóng bỏng đang được cả thế giới đặc biệt quan tâm hiện nay. Bởi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất và môi trường sống của con người. Trong những năm qua, tại Nghệ An đã có những biểu hiện của BĐKH như nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng lên, lượng mưa nhiều vùng đã giảm rõ rệt, hạn hán ngày càng trầm trọng hơn, bão lũ cũng khắc nghiệt hơn, nước mặn lấn ngập vào các sông và xuất hiện hiện tượng xâm thực bờ ở một số địa phương ven biển…

Trong những năm qua, tại Nghệ An đã có những biểu hiện phức tạp của BĐKH, trong khi đó việc ứng phó với BĐKH mới từng bước được triển khai, chưa đáp ứng được yêu cầu. BĐKH đã tác động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp, phát triển thủy, hải sản và du lịch, tài nguyên, giao thông và cơ sở hạ tầng, nước sạch và vệ sinh môi trường. Những ảnh hưởng này cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa sẽ đặt ra nhiều khó khăn thách thức cho tỉnh ta.

Vì thế, để chủ động ứng phó và thích ứng với BĐKH, phải cần đến sự quan tâm của cả cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo các cấp, mỗi tổ chức, cá nhân đều phải ý thức được trách nhiệm của mình. Các biện pháp thích ứng BĐKH phải được lồng ghép trong tất cả các hoạt động, mang tính chiến lược lâu dài và các quy hoạch phát triển nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực do BĐKH gây ra.

Tại Nghệ An, Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020, sẽ áp dụng kịch bản BĐKH để dự báo diễn biến của BĐKH và những đề xuất kịch bản thích ứng với BĐKH.

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
Lũ lụt là một hiện tượng của biến đổi khí hậu - Ảnh minh họa

Trên cơ sở đó, tập trung đánh giá về xu thế BĐKH ở tỉnh ta trong những năm qua (lượng mưa, gió mùa, những đợt nắng nóng, các cơn bão ảnh hưởng trực tiếp, nước biển dâng…); đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian qua và định hướng trong thời gian tới như: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng; dân số - việc làm và thu nhập; thực trạng phát triển các khu đô thị và khu dân cư nông thôn; thiệt hại do thiên tai trong những năm vừa qua…

Trong mục tiêu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, sẽ tập trung cải thiện cơ bản về kết cấu hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước sạch. Đảm bảo ít nhất 100% số hộ gia đình được dùng nước sạch. Về mục tiêu bảo vệ môi trường, cơ bản phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng cao tỉ lệ che phủ rừng và chất lượng của độ che phủ, đạt 60%. Đảm bảo môi trường sạch cho cả khu vực đô thị và nông thôn, 100% cơ sở kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường, rác thải được thu gom, xử lý…

Nâng cấp hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thường xuyên làm tốt công tác duy tu bảo dưỡng, nâng cấp và làm mới hệ thống hồ đập để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; xây dựng quy hoạch nguồn nước cung cấp các đô thị và nông thôn, đánh giá lại nguồn nước ngầm và nước mặt để quản lý và sử dụng hiệu quả. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư cho các công trình cấp nước; tập trung đầu tư nâng cấp, xây mới hệ thống thoát nước mưa và nước thải cho các khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp…

Nhằm chủ động ứng phó và góp phần giảm thiểu BĐKH, các cấp, các ngành, các tổ chức cá nhân ngay từ bây giờ cần nêu cao trách nhiệm của mình bằng cách hãy hành động từ những việc làm cụ thể, thiết thực như xử lý theo quy định khí thải công nghiệp, hạn chế tối đa việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tích cực bảo vệ rừng và trồng cây xanh phủ trống đất trống đồi núi trọc, hạn chế dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu trong sản xuất...

Đặc biệt, ngăn chặn triệt để nạn chặt phá rừng bừa bãi, vì phá rừng làm mất đi nguồn tiêu thụ khí CO2 - một khí gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, mất rừng là mất nguồn nước, bởi có rừng mới giữ được nước dưới lòng đất không chảy tràn. Mất rừng cũng làm tăng dòng chảy bề mặt nên gây ra lũ dữ, lũ quét.

.

Hoa Lê