Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201808/huyen-quy-hop-vi-sao-cham-chi-tra-tien-ho-tro-808295/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201808/huyen-quy-hop-vi-sao-cham-chi-tra-tien-ho-tro-808295/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Vì sao chậm chi trả tiền hỗ trợ? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 09/08/2018, 08:32 [GMT+7]
Huyện Quỳ Hợp

Vì sao chậm chi trả tiền hỗ trợ?

(Congannghean.vn)-Cuối năm 2017, đợt dịch bệnh tụ huyết trùng đã làm chết 28 con trâu, bò của các hộ dân thuộc 5 xóm, xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp. Tuy nhiên, đến nay, các hộ dân chịu thiệt hại do gia súc bị chết vẫn chưa được nhận tiền hỗ trợ, trong khi một số xã khác trong huyện có gia súc bị chết vì dịch bệnh cùng thời điểm thì đã nhận được tiền hỗ trợ từ lâu?
 
Vừa qua, Báo Công an Nghệ An nhận được đơn của các hộ dân tại xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp phản ánh về việc, UBND huyện Quỳ Hợp chậm chi trả tiền hỗ trợ gia súc bị chết do dịch bệnh tụ huyết trùng trên gia súc vào cuối năm 2017. 
Ông Nguyễn Văn Thọ, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quỳ Hợp cho rằng,  UBND xã Châu Thành chưa nộp hồ sơ gốc nên chưa hỗ trợ cho người dân
Ông Nguyễn Văn Thọ, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quỳ Hợp cho rằng, UBND xã Châu Thành chưa nộp hồ sơ gốc nên chưa hỗ trợ cho người dân
Đơn phản ánh cho biết, trong khoảng thời gian từ ngày 27/9 - 17/10/2017, tại các xóm Trung Thành, Tiến Thành, bản Cô, Na Án và bản Cải, xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp xảy ra dịch bệnh tụ huyết trùng ở gia súc, làm chết 28 con trâu, bò của người dân. Sau khi sự việc xảy ra, người dân có gia súc chết đã báo cho UBND xã, các cơ quan chức năng, cơ quan thú y xã, huyện vào kiểm tra, lập hồ sơ và đề nghị ngân sách cấp trên hỗ trợ cho người dân có gia súc bị chết và tiền thuốc men điều trị, tổng số tiền hơn 204 triệu đồng (trâu, bò chết 28 con x 6.000.000 đồng/con = 168.000.000 đồng; tiền thuốc điều trị hơn 36 triệu đồng - P.V).
 
Tuy nhiên, cho đến nay, những hộ gia đình bị thiệt hại do gia súc chết vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ, trong khi đó các xã khác (Châu Cường, Yên Hợp) cũng có gia súc chết dịch cùng thời điểm thì đã được nhận tiền hỗ trợ từ đầu năm 2018?
 
Anh Vi Văn Sơn trú tại xóm Tiến Thành, xã Châu Thành cho biết, trong đợt dịch bệnh tụ huyết trùng cuối năm 2017, đàn trâu của gia đình anh bị chết 4 con, thiệt hại khoảng 100 triệu đồng. Đàn trâu của gia đình anh chăn thả trong rừng, khi phát hiện con nào bị bệnh (triệu chứng trâu bị chảy mồ hôi mồm, mũi) thì đưa về điều trị, tiêm thuốc nhưng sau đó trâu vẫn bị chết. Gia đình kinh tế khó khăn nên chưa có tiền để mua trâu mới; danh sách gửi lên từ lâu nhưng vẫn chưa thấy có tiền hỗ trợ cho dân.
 
Trao đổi với phóng viên, anh Hà Văn Kỳ, cán bộ Thú y xã Châu Thành cho biết, trên địa bàn xã hiện có khoảng 3.000 con trâu, bò của người dân chăn thả tự nhiên trong rừng. Theo định kỳ 6 tháng, đàn trâu, bò của người dân được tiêm phòng bệnh dịch các loại, tuy nhiên, dịch bệnh vẫn xảy ra, trâu bò sau điều trị vẫn bị chết. Theo anh Kỳ, một số thuốc tiêm phòng cho trâu, bò hiện nay dường như không theo kịp sự phát triển của dịch bệnh, virus kháng thuốc ngày càng cao.
Tờ trình hỗ trợ kinh phí phòng, chống dập dịch bệnh tụ huyết trùng  cho trâu, bò của UBND xã Châu Thành
Tờ trình hỗ trợ kinh phí phòng, chống dập dịch bệnh tụ huyết trùng cho trâu, bò của UBND xã Châu Thành
Ông Lăng Thế Mỹ, Phó Chủ tịch UBND xã Châu Thành cho biết: Sau sự việc trâu bò bị chết, chính quyền địa phương và các phòng, ban cấp huyện đã kiểm tra, lập hồ sơ xác định thiệt hại do dịch bệnh, đề nghị UBND huyện hỗ trợ cho người dân. Tuy nhiên, đến nay, hồ sơ gửi lên đã lâu nhưng người dân xã Châu Thành vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ gia súc bị chết, khiến họ rất bức xúc.
 
Trao đổi vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Thọ, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch (TC-KH) huyện Quỳ Hợp cho biết, do hồ sơ của xã Châu Thành gửi lên Phòng không có bản gốc, chỉ có bản phôtô nên chưa thể cấp nguồn hỗ trợ được. Mới đây, chúng tôi đã hướng dẫn cán bộ xã hoàn thiện hồ sơ gốc để trình lên Phòng TC-KH nhưng vẫn chưa thấy xã gửi lên. Khi nào hoàn thiện hồ sơ thì sẽ cấp tiền hỗ trợ cho người dân, ông Thọ khẳng định.
 
Qua tìm hiểu sự việc cho thấy, những phản ánh của người dân xã Châu Thành về việc chậm được nhận tiền hỗ trợ gia súc bị chết do dịch bệnh so với các xã khác cùng thời điểm bị dịch bệnh là hoàn toàn có cơ sở. Vậy, việc chậm trễ trên thuộc trách nhiệm của UBND xã Châu Thành hay Phòng TC-KH huyện Quỳ Hợp là điều cần được UBND huyện Quỳ Hợp làm rõ, không nên để người dân tiếp tục chịu thiệt thòi!
.

V. Thành

.