Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//the-thao/201408/cam-vinh-vien-516344/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//the-thao/201408/cam-vinh-vien-516344/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cấm vĩnh viễn... - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 02/08/2014, 10:02 [GMT+7]

Cấm vĩnh viễn...

 
Sau buổi làm việc với lãnh đạo Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Bộ Công an (C45) vào sáng qua, Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng cho hay: "Thời gian tới, chúng tôi có thể đưa ra điều khoản cấm thi đấu vĩnh viễn các cầu thủ bị phát hiện tham gia các hoạt động cá độ, bán độ mà không cần bản án từ tòa". Câu nói này gợi nhớ lại nhiều câu nói mạnh mẽ của ông hồi trước.
 
Đoạn cuối V.League 2011, khi bóng đá Hải Phòng thành lập "ban chống xuống hạng" và chi kinh phí hoạt động cho ban này được "qui hoạch" không dưới 10 tỷ đồng thì Hải Phòng đã trụ hạng thành công nhờ những quyết định tai tiếng của các trọng tài. Ở trận "chung kết ngược" trên sân Lạch Tray với Hòa Phát Hà Nội, Hải Phòng đã thắng ngược 2-1 sau 90 phút mà ai cũng thấy là ông trọng tài Trần Công Trọng đã "đè ngửa" cầu thủ Hoà Phát từ đầu tới cuối. Đến trận đấu quan trọng sau đó với Bình Dương trên sân Gò Đậu, Hải Phòng lại được ông trọng tài Nguyễn Văn Quyết cho hưởng một quả 11m gây tranh cãi, quả Penalty mà không cần xem lại băng hình, giám sát trọng tài Nguyễn Văn Mùi đã khẳng định ngay là: "Hoàn toàn phi luật".
 
Cả V.League sôi lên với những ông trọng tài "cứu sống" Hải Phòng cùng cái kế hoạch "tự cứu" mình của người Hải Phòng qua việc lập ra một ban chống xuống hạng xưa nay chưa từng có.
 
Tổng kết mùa giải năm ấy, ông Lê Hùng Dũng (khi ấy chỉ là PCT, mà là PCT phụ trách tài chính, chứ không phải PTC phụ trách chuyên môn) đã phê phán trọng tài dữ dội. Ông đề nghị phải đuổi vĩnh viễn hai ông trọng tài nói trên khỏi đời sống bóng đá Việt Nam. Và thế là từ đó, cái tên Trần Công Trọng, Nguyễn Văn Quyết chính thức bị xoá sổ trong đời sống bóng đá nước nhà. Qua vụ này, người ta thấy: ông Dũng đã nói là làm, và nói được là làm được.
 
Đến năm 2012, sau khi ĐTVN của tướng nội Phan Thanh Hùng thất bại thảm hại tại AFF Suzuki Cup và sau khi rất nhiều tuyển thủ Việt Nam bị nghi ngờ đã có những biểu hiện vô trách nhiệm với màu cờ sắc áo quốc gia, ông Lê Hùng Dũng cũng bừng bừng nổi giận. Ông chỉ trích HLV Phan Thanh Hùng, chỉ trích một bộ phận không nhỏ các cầu thủ, và khi đứng trước câu hỏi: "VFF có biện pháp nào chế tài những cầu thủ vô trách nhiệm hay không?" thì ông bảo: "Chúng tôi sẽ vĩnh viễn không gọi họ vào ĐTQG". Ông Dũng không nói danh tính cụ thể những cầu thủ nằm trong diện "vĩnh viễn không được gọi", mà chỉ nhắn nhủ: "Cứ nhìn vào những đợt tập trung ĐT tới đây, rồi mọi người sẽ biết".
 
Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng
Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng
 
Đợt tập trung ĐT ngay sau đó, HLV trưởng Hoàng Văn Phúc không gọi tiền đạo Lê Công Vinh, và thế là dư luận đồn đoán: rất có thể Công Vinh nằm trong "danh sách đen". Vì những đồn đoán này mà Công Vinh cũng khổ mà nội bộ ĐT cũng khổ trong suốt một thời gian. Nhưng ở lần tập trung sau đó nữa thì Công Vinh đã được gọi trở lại, và phải đến lúc đó thì anh mới chính thức được "giải oan". Câu hỏi đặt ra: Vậy thì rốt cuộc cái danh sách những cầu thủ vĩnh viễn không được gọi lại ĐTQG gồm những ai? Ông Dũng không trả lời! VFF không trả lời! Dư luận, báo chí cũng chán nản lãng quên sau một thời gian dài đoán già đoán non.
 
Kết luận rút ra: Cái tuyên bố "sẽ vĩnh viễn không gọi " mà ông Dũng nói với báo giới có thể chỉ là tuyên bố bột phát trong một khoảnh khắc mà cơn thịnh nộ của ông lên tới cao trào, hoặc cũng có thể là một sản phẩm tư duy nghiêm túc, nhưng lại gặp quá nhiều rào cản thực tế để triển khai.
 
Như thế, từ cấp độ V.League đến cấp độ ĐTQG, từ chuyện của các trọng tài đến chuyện của các cầu thủ, ông Lê Hùng Dũng đã hai lần nhắc tới từ "vĩnh viễn", và thực tế chứng minh: có những cái "vĩnh viễn" thật, nhưng cũng có những cái "vĩnh viễn" không thể thành hình.
 
Bây giờ thì ai cũng hiểu ông Dũng (trong tư cách một Chủ tịch VFF, chứ không còn là PCT như trước nữa) đang bức bối ra sao với vấn nạn cầu thủ "làm kèo". Cái vấn nạn diễn ra ở cả cấp độ AFC Cup, với trường hợp của Ninh Bình và cả cấp độ V.League với trường hợp của cầu thủ Đồng Nai. Và thế là một lần nữa, ông lại nhắc đến chuyện "cấm vĩnh viễn".
 
Hôm qua, dư luận bước đầu tỏ ra đồng tình với tuyên bố hết sức mạnh mẽ của ông.
 
Nhưng chắc chắn là dư luận còn phải chờ, và chờ một cách tỉ mỉ cái phần tiếp theo của lời tuyên bố...
 
C45 Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với VFF chống tiêu cực bóng đá
 
Trong buổi gặp gỡ với Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng, PCT VFF Trần Quốc Tuấn ngày hôm qua, Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng C45 Bộ Công an cho biết: “Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an đã và sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với LĐBĐ Việt Nam trong việc đấu tranh loại trừ tội phạm trong bóng đá. Đây cũng là một phần đóng góp của C45 nhằm trả lại sự trong sạch cho bóng đá Việt Nam, lấy lại niềm tin của những người yêu bóng đá Việt Nam chân chính”.
 
Hiện tại, V-League 2014 còn 2 vòng đấu nữa, và công tác phòng chống tiêu cực tiếp tục được LĐBĐVN và C45 phối hợp triển khai một cách có hiệu quả nhất.
 
Trước đó, LĐBĐVN đã yêu cầu các CLB dự giải phải phối hợp chặt, toàn diện với BTC giải, tuyệt đối không có những hành vi xin điểm, nhường điểm, dàn xếp tỷ số dưới mọi hình thức; tăng cường việc quản lý, giám sát chặt chẽ cầu thủ; tuyên truyền, giáo dục đối với các cầu thủ về đạo đức nghề nghiệp, tinh thần thể thao cao thượng, hành vi fair-play, tuyệt đối chống nạn bạo lực sân cỏ, cá độ bóng đá dàn xếp tỷ số. CLB báo cáo ngay cho VFF, VPF, BTC giải khi phát hiện những vấn đề tiêu cực. Phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương, xây dựng các phương án dự phòng nhằm đảm bảo tốt công tác tổ chức thi đấu các lượt trận cuối cùng về các mặt: an ninh - an toàn, y tế, tổ chức.

 

.

Nguồn: cand.com.vn