Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201410/bao-ton-tu-bo-ton-tao-va-phat-huy-gia-tri-cac-di-tich-danh-thang-can-su-chung-suc-chung-long-543467/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201410/bao-ton-tu-bo-ton-tao-va-phat-huy-gia-tri-cac-di-tich-danh-thang-can-su-chung-suc-chung-long-543467/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cần sự chung sức, chung lòng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 10/10/2014, 08:58 [GMT+7]
Bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích, danh thắng

Cần sự chung sức, chung lòng

(Congannghean.vn)-Theo thống kê của Ban Quản lý Di tích và Danh thắng - Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Nghệ An, toàn tỉnh hiện có 304/1.395 di tích, danh thắng đã được xếp hạng. Những năm qua, ngành Văn hoá Thể thao và Du lịch đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị nhưng vẫn có hàng chục di tích đứng trước nguy cơ chỉ còn là phế tích. Có những di tích mới đưa vào sử dụng chưa đến 10 năm thì nay lại tiếp tục... “kêu cứu”.
 
Bài 1: Di tích, danh thắng trước quy luật nghiệt ngã của thời gian
 
Trong số 304 di tích được xếp hạng thì có 128 di tích cấp quốc gia (trong đó có 2 di tích đặc biệt) và 176 di tích cấp tỉnh. Theo một cán bộ có thâm niên trong ngành văn hóa, tiêu chí phân loại di tích hiện nay chưa thực sự đồng nhất nhưng tạm thời có thể chia thành 3 loại: Danh thắng (2 di tích); di tích lịch sử - văn hóa và kiến trúc nghệ thuật (301 di tích); di tích khảo cổ học (1 di tích). Nhiều di tích được xếp hạng ở Nghệ An hiện nay đang đứng trước thực trạng rất đáng lo ngại với mức độ xuống cấp nghiêm trọng, tốc độ nhanh, khó phục dựng nguyên trạng. Một số di tích được phục dựng nhưng không còn giữ được nét cổ xưa.
 
Theo thống kê của Ban Quản lý Di tích và Danh thắng, hiện nay, toàn tỉnh có 70 di tích đang cần được tu bổ, tôn tạo. Một số di tích nếu không được tu bổ, tôn tạo kịp thời sẽ có nguy cơ trở thành phế tích. Các di tích xuống cấp, ngoài vấn đề thời gian, tuổi tác, trải qua chiến tranh, hỏa hoạn còn do ý thức giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo di tích của một bộ phận người dân và chính quyền các cấp còn hạn chế; công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích tại một số địa phương còn bị xem nhẹ. Dưới tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan, quá khứ hào hùng gắn liền với tên tuổi nhiều di tích với những nét kiến trúc độc đáo đang dần lùi vào dĩ vãng. Nhiều di tích vẫn tồn tại trong dòng chảy thời gian, trong tiềm thức người dân đất Việt nhưng dường như đã mất dần những nét phong cách vốn có, thay vào đó là cảnh hoang tàn, đổ nát đến xót xa...
 
Đình Hoành Sơn (xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn) được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIII, là 1 trong 10 ngôi đình cổ đẹp nhất Việt Nam, được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia vào tháng 7/1984. Đình Hoành Sơn thờ Uy Minh vương Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ, nhân vật có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vùng đất Nghệ An và quốc gia Đại Việt.
 
Tương truyền, trong đình có hơn 100 pho tượng nhưng vào trận lũ lịch sử năm 1978 và 1988 đã làm con đê chắn trước đình bị vỡ, nước đã cuốn trôi gần hết, nay chỉ còn lại 10 pho tượng. Đến nay, một số chi tiết của đình bị mất mát, hư hỏng nặng, đe dọa sự tồn tại của di tích. Mái đình bị sạt lở, một số đường hoành, đường chân thủy đã bị gãy vọng, oằn mình dưới lớp rêu phong phủ kín… Mỗi lần mưa xuống, ngoài sân, trong đình đều ngập nước, một số cột đình bị rỗng ruột. Đình đã xuống cấp từ lâu nhưng đến nay, việc chỉ được trùng tu với mức kinh phí hạn hẹp đã khiến đình Hoành Sơn rơi vào nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.
 
Mới đưa vào sử dụng năm 2005, hạ điện đền Vua Mai đã phải chằng chống
Mới đưa vào sử dụng năm 2005, hạ điện đền Vua Mai đã phải chằng chống
 
 
Đình Lương Sơn được xây dựng vào năm 1885, tại làng Lương Sơn, tổng Đặng Sơn, phủ Anh Sơn, nay là xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương. Đình có 5 gian chính, 36 cột lớn, nhỏ, mái đình được chạm trổ hình rồng cuộn, hổ ngồi. Ông Lê Văn Hoài, Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn cho biết: “Đây là nơi thành lập Chi bộ D, chi bộ đầu tiên của huyện Đô Lương trong những năm 1930 - 1931. Lịch sử ghi nhận, ngày 25&28/4/1931, nhân dân Bắc Sơn nổi lên biểu tình đòi quyền lợi, thực dân Pháp đã cho quân càn quét và xử tử 7 chí sĩ yêu nước ngay trước sân đình”.
 
Trong ký ức của người dân địa phương, đình Lương Sơn là chốn linh thiêng, nơi tụ họp bàn việc làng, việc nước, là nơi tổ chức các lễ hội. Trải qua bao thăng trầm thời gian, mưa bom, bão đạn chiến tranh, đình Lương Sơn nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, từ năm 2010, sau hai cơn bão số 6&7, nền đình bong tróc hết gạch lát, mái đình phía Tây Nam bị tốc một phần, nhiều chỗ trong đình bị dột. Không có hàng rào bao quanh, không được bảo vệ bởi hệ thống cửa, đình Lương Sơn trở nên hoang lạnh, ngày càng xuống cấp. Năm 2003, đình Lương Sơn được UBND tỉnh Nghệ An cấp 40 triệu đồng để tu bổ, đảo ngói nhưng cũng chỉ như muối bỏ biển khi các hạng mục khác tiếp tục hư hỏng.
 
Theo khảo sát của phóng viên, còn nhiều di tích khác trên địa bàn Nghệ An xuống cấp, chính quyền địa phương nhiều lần có văn bản “cầu cứu” lên cấp trên nhưng vì nhiều lý do khác nhau, đến nay việc trùng tu, tôn tạo vẫn chưa được thực hiện. Có thể kể đến một số di tích cần được trùng tu, tôn tạo cấp thiết như: Đình Phượng Lịch (Diễn Hoa, Diễn Châu), Đình Trung Cần (Nam Trung, Nam Đàn), đền Rậm (Hưng Nhân, Hưng Nguyên), khu lưu niệm đồng chí Phan Đăng Lưu (Hoa Thành, Yên Thành), đình Khả Lãm (Nam Thượng, Nam Đàn), đình Trung Chính (Nam Lĩnh, Nam Đàn), Đình Trung Kiên (Nghi thiết, Nghi Lộc)... Đây đều là những di tích có giá trị lịch sử, văn hóa to lớn, thể hiện những bước thăng trầm, những năm tháng đấu tranh, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc hào hùng của dân tộc. Trải qua biến cố của lịch sử, yếu tố khách quan và chủ quan, trước sự bất lực của con người, những di tích trên đã ngày một xuống cấp và đối mặt với cảnh đổ nát, hoang tàn.
 
Điều đáng xót xa và suy ngẫm là, không chỉ những công trình được xây dựng cách đây hàng trăm năm xuống cấp, cần phải trung tu, tôn tạo. Có công trình được đầu tư xây mới, chỉ mới đưa vào sử dụng trên, dưới 10 năm nay nhưng lại đứng trước nguy cơ đổ nát. Theo Ban quản lý đền thờ Vua Mai tại thị trấn Nam Đàn, ngôi đền này được đưa vào sử dụng từ năm 2005, bao gồm: Thượng điện, trung điện và hạ điện. Dù mới đưa vào sử dụng chưa đến 10 năm nhưng từ vài năm nay, hạ điện đã có dấu hiệu xuống cấp. Đến nay, 4/8 cột trụ chính của đền, 4 cột quân và một số xà đã bị mối ăn, sụt mộng.
 
Ông Lê Chư Thương, Trưởng ban Quản lý đền Vua Mai xót xa: “Nhìn bề ngoài các cột gỗ, nước sơn vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, nếu dùng tay bóc thì các cột này từ trên xuống dưới đều có thể bóc hết lớp ngoài. Trước tình hình này, Ban quản lý đền đã xin ý kiến Trung tâm Văn hóa, Phòng Văn hoá Thông tin huyện và được chỉ đạo dùng cột tre để chằng chống tạm, chờ ngày hạ giải hạ điện. Chúng tôi buộc phải giảm bớt việc hành lễ tại hạ điện phòng tránh rủi ro cho du khách”.
 
.

Văn Dũng