Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201207/21604-hieu-qua-tu-de-an-tang-cuong-bac-sy-ve-tuyen-y-te-co-so-396270/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201207/21604-hieu-qua-tu-de-an-tang-cuong-bac-sy-ve-tuyen-y-te-co-so-396270/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Hiệu quả từ đề án tăng cường bác sỹ về tuyến y tế cơ sở - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 11/07/2012, 10:00 [GMT+7]
21604

Hiệu quả từ đề án tăng cường bác sỹ về tuyến y tế cơ sở

Xã Xá Lượng, huyện Tương Dương có dân số hơn 1.100 hộ 5.000 khẩu, với 4 dân tộc anh em chung sống là Kinh, Thái, Mông và Khơ mú. Toàn xã có 8 bản, trong đó 2 bản Na Bè và Hợp Thành nằm cách xa trung tâm xã tới 15km. Cuộc sống của đa số bà con còn gặp nhiều khó khăn, vất vả, trình độ nhận thức không đồng đều.
 
Hơn nữa, với 6 cán bộ chủ yếu là y sỹ, nên công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn của Trạm y tế Xá Lượng cũng đối mặt không ít thách thức. Tuy nhiên, kể từ năm 2008 đến nay, Trạm y tế Xá Lượng luôn có các bác sỹ tuyến trên về tăng cường, nhờ vậy khó khăn này phần nào đã được giải quyết. 

Thực hiện Đề án 1816, để tạo điều kiện giúp đỡ tuyến cơ sở về chuyên môn, Sở Y tế Nghệ An đã yêu cầu các bệnh viện khi cử cán bộ xuống tăng cường có sự luân phiên giữa các khoa ngành. Bên cạnh việc được hưởng lương, cán bộ tăng cường còn được hỗ trợ thêm tiền phụ cấp và tiền đi lại...
 
Kết quả, qua 3 năm triển khai, các đơn vị đã cử 234 lượt bác sỹ tăng cường cho 234 xã, với tổng thời gian 564 tháng, khám và điều trị cho hơn 187.000 lượt bệnh nhân. Trong đó, các đơn vị tuyến tỉnh đã cử 19 lượt bác sỹ tăng cường cho 19 xã, tuyến huyện cử 215 lượt bác sỹ tăng cường cho 215 xã. Bệnh viện tuyến Trung ương cử tổng số 40 lượt cán bộ tăng cường; chuyển giao 20 kỹ thuật thuộc tuyến Trung ương và đặc biệt, mở 10 lớp đào tạo, tập huấn cho 264 học viên với tổng thời gian tăng cường 106 tháng. 

Đội ngũ y tế cơ sở cần được tăng cường thường xuyên để nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh cho người dân - Ảnh minh hoạ
 
Có thể nói, sau 3 năm thực hiện Đề án 1816, ngành Y tế Nghệ An đạt được nhiều bước tiến trong phát triển chuyên môn kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng.
 
Nổi bật ở tuyến tỉnh là các kỹ thuật như: can thiệp mạch trong nhồi máu cơ tim, phẫu thuật tim bẩm sinh, thay chỏm xương đùi trong u phá hủy xương; thay khớp háng, giải phóng chèn ép chấn thương cột sống cổ; chụp động mạch gan, mạc treo tràng trên, dưới; chụp mạch huỳnh quang đáy mắt, nuôi cấy phân lập vi khuẩn hiếm gặp...
 
Còn ở tuyến cơ sở với sự giúp đỡ của các bác sỹ tuyến trên đã triển khai các kỹ thuật như mổ thay thể thuỷ tinh bằng phương pháp Phaco, mổ nội soi viêm ruột thừa, sỏi túi mật, u xơ tiền liệt tuyến, tán sỏi ngoài cơ thể... Các trạm y tế xã cấp cứu, điều trị được nhiều bệnh nhân nặng trước đây phải chuyển tuyến.  
 
Bác sỹ Bùi Đình Long, Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An khẳng định: Nhờ có bác sỹ tăng cường về cơ sở trong những năm qua, công tác phòng, chống dịch bệnh, điều trị những bệnh thông thường cho nhân dân được thực hiện có hiệu quả, việc chuyển tuyến những bệnh thường giảm hẳn. Nổi bật nhất là trong 3 năm nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An không có dịch bệnh lớn xảy ra, rõ ràng trong đó có phần tham gia tích cực của đội ngũ bác sỹ tăng cường.

Tuy nhiên, ở Nghệ An, khó khăn lớn nhất khi thực hiện Đề án là việc thiếu bác sĩ ở cả 3 tuyến tỉnh, huyện và xã. Có nhiều địa phương, nhất là miền núi và nhiều bệnh viện như bệnh viện Lao, Tâm thần…, một số trung tâm thuộc hệ dự phòng nhiều năm nay không tuyển dụng được thêm một bác sĩ nào. Vì vậy, việc tăng cường bác sĩ cho tuyến cơ sở lại làm thiếu hụt bác sĩ ở tuyến trên trở nên trầm trọng hơn.
 
Cùng với đó, việc thiếu trang thiết bị tại một số bệnh viện tuyến dưới đã hạn chế việc tiếp nhận và triển khai kỹ thuật chuyển giao. Đây là khó khăn lớn khi thực hiện Đề án. Bên cạnh đó, do chưa được phân loại nhu cầu của các bệnh viện tuyến dưới nên việc tăng cường chưa được chủ động và hiệu quả.
 
Hơn nữa hiện nay, các bác sỹ tăng cường luân phiên mỗi đợt chỉ trong thời gian 3 tháng và mỗi tuần chỉ xuống cơ sở khám chữa bệnh 3 ngày. Vì vậy, khi người dân có bệnh nếu đến Trạm y tế khám không đúng ngày trực của bác sỹ tăng cường thì cũng không được thăm khám. 
 
Có thể khẳng định, việc thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Các bác sỹ tuyến trên được tăng cường xuống cơ sở đã nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ tại chỗ phù hợp với nhu cầu của các bệnh viện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cao, thu hẹp dần khoảng cách hưởng thụ dịch vụ y tế giữa miền ngược và miền xuôi, giữa thành thị và nông thôn. Đặc biệt, đã góp phần làm hạn chế tình trạng vượt tuyến, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. 

Hiện nay, toàn tỉnh đang thiếu hụt 500 bác sỹ. Trong khi, mỗi năm ngành y tế chỉ tiếp nhận được 100 bác sỹ, lại chủ yếu tập trung ở tuyến tỉnh. Như vậy, mục tiêu phủ kín bác sỹ ở tuyến cơ sở vào năm 2017 càng trở nên khó khăn hơn.
 
Vì vậy, để Đề án luân chuyển cán bộ từ tuyến trên xuống hỗ trợ tuyến dưới tiếp tục được duy trì và thực hiện có hiệu quả, rất cần có sự hỗ trợ đồng bộ của Nhà nước về nhân lực, trang thiết bị, thuốc và vật tư y tế đi kèm với việc hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới.

Hiến Chương
.