Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201311/xe-cho-nguyen-lieu-bam-nat-mot-con-duong-418184/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201311/xe-cho-nguyen-lieu-bam-nat-mot-con-duong-418184/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Xe chở nguyên liệu băm nát một con đường - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 21/11/2013, 08:30 [GMT+7]

Xe chở nguyên liệu băm nát một con đường

(Congannghean.vn)-Cùng với xe chở mía đường, hàng trăm lượt xe tải chở nguyên liệu cây keo chạy liên tục mỗi ngày đã làm cho tuyến đường vào các xã Thành Sơn, Bình Sơn, Thọ Sơn (Anh Sơn) và xã Thạch Ngàn (Con Cuông) bị cày xới, băm nát đến mức thảm hại. Người dân nơi đây sống trong cảnh khói bụi, lầy lội và đối mặt với nhiều hiểm nguy…

Tuyến đường nguyên liệu mía từ cầu cây Chanh, xã Đỉnh Sơn đi vào các xã Thành Sơn, Bình Sơn và Thọ Sơn có chiều dài gần 21 km, được khởi công xây dựng từ năm 2001 và hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng từ năm 2003 với tổng kinh phí trên 30 tỷ đồng. Công trình do Sở Giao thông Vận tải Nghệ An làm chủ đầu tư. Đường hoàn thành đã tạo thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu mía và phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân thuộc vùng tả ngạn. Hàng năm, Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam vận chuyển gần 60.000 tấn mía với gần 10.000 chuyến xe qua lại, chưa kể các loại xe vận chuyển nguyên liệu giấy, quặng, trọng lượng hàng trăm tấn chạy qua với mật độ hoạt động dày đặc đã làm cho con đường này hư hỏng nặng, không đảm bảo an toàn cho người dân vùng tả ngạn 3 xã Thành, Bình, Thọ của huyện Anh Sơn; xã Thạch Ngàn của huyện Con Cuông và xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ đi lại.
 
Đường xuống cấp, trời nắng thì bụi mù, trời mưa thì lầy lội làm cản trở đến việc phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân nơi đây. Người dân khi tham gia giao thông qua đoạn đường này rất vất vả, khổ sở. Rất nhiều trường hợp mang thương tích do bị sụp bánh, trượt ngã. Ông Lương Minh Tâm trú ở xã Thành Sơn, huyện Anh Sơn bức xúc: Đã có hàng chục trường hợp đi xe máy bị ngã và mang thương tích do sơ ý trượt xuống hố. Do đường đi lại khó khăn nên mía đường, cây nguyên liệu giấy người dân trồng ở đây bán ra không được giá, chi phí vận chuyển cao, bị tư thương vin vào lý do đường đi khó để ép giá.
 
Tuyến đường nhựa nay thành đường đất
Tuyến đường nhựa nay thành đường đất
 
Ngán ngẩm cảnh đường sá chắp vá, lầy lội, người dân nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương và Hội đồng nhân dân huyện. Trước những lo lắng, bức xúc của người tham gia giao thông, huyện Anh Sơn đã đề nghị Công ty CP Mía đường Sông Lam đóng ở địa bàn xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, là đơn vị trực tiếp sử dụng tuyến đường này vào thu mua và vận chuyển mía đường ở các xã nói trên phải hoàn trả lại những đoạn đường bị hư hỏng.
 
Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Thanh An - Phó Giám đốc Công ty CP Mía đường Sông Lam cho biết: "Tuyến đường này hàng năm Công ty đã trích kinh phí để sửa chữa nhưng không đáp ứng được, vì xe chở mía và các xe trọng tải lớn qua lại rất nhiều nên rất nhanh hỏng. Riêng những đoạn bị sụt lún nặng, Công ty đang tiến hành xử lý bằng cách đổ đất vào. Những vị trí còn lại, mỗi khi hư hỏng, Công ty chỉ có thể vá víu tạm thời, nhưng xem ra như muối bỏ biển, không cải thiện được phần nào".
 
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra hư hỏng, ngoài việc lưu lượng xe tải hoạt động dày đặc hàng ngày trên tuyến đường này, thì còn do hàng năm, đường không được duy tu bảo dưỡng, kèm theo hệ thống mương thoát nước hai bên đường không được khơi thông nên bị ngập úng và hư hỏng. Thiết nghĩ, các cấp, ngành chức năng cần nhanh chóng sửa chữa tuyến đường này, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông. Còn về lâu dài, người dân rất cần con đường được xây dựng vững chắc, đầy đủ hệ thống thoát nước.
.

Trường Khuyên

.