Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201409/tuyen-an-sai-toa-phai-chiu-trach-nhiem-536991/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201409/tuyen-an-sai-toa-phai-chiu-trach-nhiem-536991/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tuyên án sai, tòa phải chịu trách nhiệm - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 24/09/2014, 15:50 [GMT+7]

Tuyên án sai, tòa phải chịu trách nhiệm

Nhiều ý kiến đặt vấn đề, vì sao nhiều phiên tòa xử sai nhưng chủ tọa phiên tòa và HĐXX lại không chịu trách nhiệm gì?
 
Nội dung này được UBTV Quốc hội thảo luận ngày 23/9, cho ý kiến dự án Luật Tòa án nhân dân sửa đổi. Đặt câu hỏi về dự án, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, khi tòa xử rồi mà xử sai thì tòa phải chịu trách nhiệm. Trách nhiệm chính ở đây phải là thẩm phán – chủ tọa của phiên tòa. Đồng thời, khi để xảy ra án oan sai, Viện kiểm sát phải vào xem lại toàn bộ trình tự pháp lý của phiên tòa này, cơ quan điều tra cũng phải xem lại cụ thể...
Thường vụ Quốc hội làm việc sáng 23/9.
Thường vụ Quốc hội làm việc sáng 23/9.
Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình giải thích, theo quy định tố tụng hiện nay, nếu tòa nhận hồ sơ của Viện kiểm sát gửi sang nếu thấy chưa đầy đủ thì có quyền trả lại yêu cầu điều tra bổ sung. Tuy  nhiên, trong thực tế việc điều tra bổ sung có khi vẫn chưa đảm bảo. Trước khi đưa ra xét xử, tòa phải đảm bảo các điều kiện tranh tụng, nếu chứng cứ cảm thấy chưa chặt chẽ để không thể tranh tụng thì tòa phải làm cho rõ. 
 
Ông nói, thực hiện quyền tranh tụng, quyền bào chữa, quyền tự bào chữa sẽ được quy định trong luật tố tụng trên tinh thần nguyên tắc tranh tụng được đảm bảo. Khi đưa ra xét xử, theo tinh thần của Hiến pháp mới, nếu chứng cứ buộc tội không chắc chắn, các cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được phạm tội thì phải tuyên vô tội. Vì vậy, đòi hỏi quá trình thụ lý, điều tra, truy tố, xét xử phải hết sức chặt chẽ và phải làm đúng chức năng của từng cơ quan.
 
Cùng ngày, UBTV Quốc hội cho ý kiến dự án Luật tổ chức VKSND sửa đổi. Điều 20 dự thảo Luật đã mở rộng thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của VKSND tối cao so với quy định hiện hành. Theo Ủy ban Tư pháp, nếu cơ quan điều tra này chỉ có thẩm quyền “điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp” thì qua thực tiễn cho thấy việc làm rõ hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp sẽ gặp khó khăn.
 
Vì vậy, để bảo đảm chống tội phạm trong hoạt động tư pháp có hiệu quả, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, phù hợp với chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND, Điều 20 được chỉnh lý như sau: “Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra một số loại tội phạm xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hoặc người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp”.
 
Về thẩm quyền điều tra án tham nhũng, Thường trực Ủy ban Tư pháp khẳng định: “Đối với ý kiến đề nghị giao thêm cho cơ quan điều tra VKSND tối cao điều tra tất cả các tội phạm về tham nhũng hoặc điều tra các vụ án khi Viện trưởng VKSND tối cao thấy cần thiết, Thường trực Ủy ban Tư pháp đề nghị không tiếp thu vì không khả thi, không bảo đảm chặt chẽ khi áp dụng dẫn đến chồng chéo thẩm quyền điều tra”.
.

Nguồn: Cand.com.vn

.