Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201301/25799-gap-nguoi-pho-nhac-tho-chuc-tet-cua-bac-ho-392893/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201301/25799-gap-nguoi-pho-nhac-tho-chuc-tet-cua-bac-ho-392893/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Gặp người phổ nhạc thơ chúc Tết của Bác Hồ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 25/01/2013, 15:00 [GMT+7]
25799

Gặp người phổ nhạc thơ chúc Tết của Bác Hồ

Nhạc sĩ Huy Thục là một trong những chiến sĩ lão thành của thế hệ nhạc sĩ quân đội trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông đã hầu như có mặt khắp mọi chiến trường miền Nam, có mặt trong mọi điểm chốt, chiến hào, lăn lộn cùng chiến sĩ để sáng tác và làm báo giải phóng.
 
Tác phẩm hay và nổi tiếng của ông là bản nhạc viết cho đàn bầu và dàn nhạc là “Vì miền Nam”. Song ca khúc mà Đại tá Huy Thục viết nhanh và hay nhất là tác phẩm mà ông phổ thơ Bác Hồ chúc xuân đồng bào chiến sĩ Xuân Mậu Thân 1968 và Xuân 1969; 2 mùa xuân cuối cùng trước khi Bác Hồ đi xa.
 
Trong một đợt đi tập huấn nghiệp vụ với tư cách là đoàn phó đoàn văn công Tỉnh đội Bình Trị Thiên ở Ba Vì - Hà Tây, tôi may mắn được nghe nhạc sĩ Huy Thục kể chuyện về kỷ niệm phổ nhạc thơ Bác. Ông kể, năm 1967 ông ở chiến trường Nam sông Thạch Hãn, Quảng Trị. Gian khổ, hy sinh ác liệt của bộ đội đã cho ông nhiều cảm xúc mãnh liệt để ra đời một số ca khúc về người lính.
 
Ngày 19/12/1967, qua máy 2 oát ông nhận được điện của Tổng cục Chính trị gửi từ Hà Nội kèm theo bài thơ chúc Tết năm Mậu Thân 1968 mà Bác Hồ sắp đọc trong dịp giao thừa. Tổng cục nhắc ông: “Sau khi Bác chúc Tết xong thì nhanh chóng phổ nhạc để khích lệ tinh thần đồng bào, chiến sĩ”. Tôi đọc bài thơ một lần mà xúc động đến nghẹt thở, tôi đọc cho các đồng chí ở Trung đoàn bộ E9F341 Quân khu 4 nghe ai cũng bồi hồi rưng rưng nước mắt như nuốt từng lời, từng câu thơ Bác:
 
“Xuân này hơn hẳn
mấy xuân qua
Thắng trận tin vui
khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua
đánh giặc Mỹ
Tiến lên toàn thắng ắt về ta”.
 
Tôi ngẫm từng ý thơ Người và nhanh chóng nhập tâm, thuộc lòng, tôi nhìn ra đường mòn chiến lược từng đoàn xe pháo, quân lương trùng trùng tiến vào Nam với khí thế cả nước lên đường xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Nguồn cảm hứng trong tôi đến bất ngờ và bật thành nhịp, phách đều đều.
 
“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua…”
 
Và thế là những vần thơ Bác lôi cuốn thức dậy tư duy âm nhạc của tôi đến cao trào, đỉnh điểm. Cứ thế cả tứ thơ thành bản nhạc ấm áp mà hùng hồn như nghe cả tiếng quân reo, xe chạy giữa bước chân thần tốc có cả cờ bay và khúc khải hoàn ca dân tộc trong mùa xuân chiến thắng.
Những nốt nhạc, tiết tấu bài hát đã có sự cộng hưởng với tần số rung động của Bác, của cả dân tộc, của triệu con tim người Việt Nam nên tôi mạnh dạn mở rộng khúc thức đoạn cuối: “Tiến lên toàn thắng ắt về ta”.
 
Có điệp khúc sáng tác xong tôi lại hát đi hát lại, sửa nhanh từ láy và từ hoa mỹ để phù hợp với lời thơ, ý thơ xuân của Bác. Tôi vui mừng quá và cầm bản nhạc sang hầm chỉ huy gửi 1 bản về Tổng cục và yêu cầu đoàn Văn công Tổng cục thể hiện, 1 bản tôi gửi cho đoàn văn công giải phóng đang đóng ở sông Ba Lòng. Tôi gọi anh em ở Trung đoàn bộ cùng nghe và cùng hát bài phổ thơ của tôi vài lần rồi ai cũng thuộc và nhanh chóng đi vào lòng, vào tâm thức các chiến sĩ Trường Sơn. Bài hát của tôi như tiếp thêm sức mạnh cho các chiến sĩ ở mặt trận B4, B5…
 
Đến một thời gian sau đó có nhiều bạn lính cùng thời hỏi: Được biết nhiều nhạc sĩ phổ nhạc thơ Bác Xuân 1968 và 1969, sao ông lại thành danh nhất vậy?
 
Ông cười để lộ những nếp nhăn thời gian, thời binh nghiệp “Cả xuân này hơn hẳn mấy xuân qua” và “Năm qua thắng lợi vẻ vang”. Tôi sử dụng cả chất chèo Kinh Bắc có pha chút dân ca Nghệ Tĩnh, dân ca Nam Trung bộ. Bác thích, Bác yêu, Bác giản dị là thế, thơ Bác gần gũi đại chúng nên nhạc tôi cũng gần thực như hạt lúa, củ khoai nên đọc xong hát một lần thì ai cũng thuộc, nam, phụ lão, ấu là người Việt Nam ai cũng thích.
 
Có thể nói bài thơ phổ nhạc, thơ chúc Tết của Bác Hồ như một lời hịch tướng sĩ, là bản hùng ca thôi thúc quân và dân cả nước xông lên đánh cho Mỹ cút ngụy nhào. Mỗi lần nghe bài hát ta lại càng nhớ Bác khôn nguôi và cảm phục nhạc sĩ tài ba, nhạc sĩ Huy Thục.
(Theo lời kể của nhạc sĩ - Đại tá Huy Thục)

Thy Ngọc
.