Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201303/26881-nha-thau-thao-chay-hon-100-hoc-sinh-lang-thang-hoc-nho-tai-nha-vh-xom-392099/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201303/26881-nha-thau-thao-chay-hon-100-hoc-sinh-lang-thang-hoc-nho-tai-nha-vh-xom-392099/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nhà thầu tháo chạy, hơn 100 học sinh lang thang học nhờ... tại nhà VH xóm - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 18/03/2013, 17:30 [GMT+7]
26881

Nhà thầu tháo chạy, hơn 100 học sinh lang thang học nhờ... tại nhà VH xóm

Một lớp các em học sinh của trường Tiểu học Dũng Hợp phải học nhờ tại nhà văn hóa xóm chật chội như thế này

Tình cảnh "tréo ngeo" có thật đó đã và tiếp tục diễn ra tại Trường Tiểu học Dũng Hợp của xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ (Nghệ An). Tình cảnh này đang gây nhiều bức xúc trong nhân dân, vì chất lượng học tập của con em đã bị ảnh hưởng. Nhà trường, thầy cô giáo đã có ý kiến lên cấp trên, xã có ý kiến lên huyện nhưng tất cả vẫn đang đi vào ngõ cụt. Mặc dù đã từng nghe nhiều bậc phụ huynh trên địa bàn xã phản ánh về nghịch cảnh đang diễn ra gần 3 năm nay tại địa bàn.

 
 

Nhưng có mặt tại xã Nghĩa Dũng (huyện Tân Kỳ) vào một ngày đầu xuân, chúng tôi ngỡ ngàng trước cảnh hàng trăm em học sinh cùng trang lứa, cùng tuổi cùng một bậc học nhưng lại ngược xuôi chạy đôn chạy đáo mỗi em đi mỗi ngả để đến lớp học.

Chị Trần Thị Phúc, xã Nghĩa Dũng giọng bức xúc kể: "Nhà tôi có 2 cháu (học lớp 1 và lớp 3), nhưng do không có trường học đã hơn hai năm nay nên 2 cháu nhà tôi phải đi theo học ở 2 lớp do nhà trường mượn tạm tại hai nhà văn hóa xóm khác nhau trên địa bàn xã để học. Vì lớp học ở xa, đi lại khó khăn nên mỗi buổi sáng bố mẹ phải dậy sớm đưa 2 đứa đi 2 nơi thì mới kịp giờ...". Tình cảnh, nỗi bức xúc của gia đình chị Phúc cũng đang là nỗi bức xúc của hàng trăm hộ gia đình khác trên địa bàn xã Nghĩa Dũng.

Tìm hiểu rõ cơ sự này chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Doãn Loan - Phó Chủ tịch xã Nghĩa Dũng (huyện Tân Kỳ), ông Loan cho biết: "Công trình trường học dở dang nói trên là công trình nằm trong dự án " kiên cố hóa trường học" ở Trường Tiểu học có tên là Dũng Hợp dành cho hai xã miền núi Nghĩa Dũng và Nghĩa Hợp, huyện Tân Kỳ đóng trên địa bàn xã. Công trình được khởi công từ  tháng 10/2010, với kinh phí 2,7 tỷ đồng. Trong đó 10% (tiền đối ứng) trong tổng số 2,7 tỷ đồng được huy động từ nguồn kinh phí do dân đóng góp. Chủ dự án là của huyện Tân Kỳ. Nhà thầu của công trình có tên là Công ty TNHH Nam Hà đóng tại thị trấn huyện Tân Kỳ (Nghệ An). Công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2011, với tổng cộng 10 phòng học (2 tầng). Tuy nhiên đến đầu năm 2011 khi công trình mới xong phần thô ở tầng 1 thì nhà thầu bất ngờ "tháo chạy", bỏ ngỏ công trình dở dang. Mà nguyên nhân là do không có nguồn vốn rót về. Hậu quả khiến hơn 100 em học sinh trên địa bàn xã đã trải qua 3 năm học không có trường để học".

Toàn cảnh công trình trường học tiền tỷ bị bỏ hoang gần 3 năm nay do nhà thầu tháo chạy

Điều đáng nói là công trình trường học này lại được thiết kế xây dựng ngay trên địa bàn ngôi trường cũ của cơ sở Trường Tiểu học Nghĩa Dũng. Vì vậy, khi trường học cũ bị dỡ bỏ để triển khai công trình mới thì 5 lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) với 110 em học sinh nơi đây đã không có chỗ học và thầy cô giáo nhà trường đã phối hợp với chính quyền xã để mượn tạm 4 nhà văn hóa xóm gồm: Thuận Yên, Tân Mỹ, Cửa Đền, Đào Nguyên, Văn Phong và một văn phòng trường ở trên địa bàn xã làm nơi để học tập.

Ban đầu thầy cô giáo, phụ huynh học sinh trên địa bàn xã cũng chỉ nghĩ là theo đúng tiến độ công trình thì các em chỉ phải học nhờ chưa đầy 1 năm tại các cơ sở là được quay trở về ngôi trường mới khang trang để hoc. Ai ngờ đến nay đã trải qua 3 năm học nhưng công trình trường học vẫn bị bỏ dở và chưa biết đến bao giờ mới được tiếp tục.

Công trình bị cây cối mọc um tùm, sắt hoen gỉ không một bóng người

Trao đổi về vấn đề này, thầy Hoàng Văn Hiến - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghĩa Dũng cho biết: "Cái khó là khi tiến hành xây công trình trường mới thì trường cũ đã bị dỡ bỏ nên không có chỗ cho các em học tập. Từ ngày nhà thầu tháo chạy, công trình bị dở dang thì nhà trường và đích thân tôi đã từng có ý kiến lên Phòng giáo dục huyện, Ủy ban huyện Tân Kỳ, Hội đồng nhân dân xã, Ban chấp hành Đảng bộ xã về việc tái đầu tư trở lại. Việc không có trường học như thế này gây khó khăn rất lớn cho cả các em học sinh, thầy cô giáo và chính cả người quản lý. Trong đó cái gây khó khăn lớn nhất đó là "vấn đề giáo dục toàn diện đối với học sinh", vì học trò bị tách ra các nơi nên khó quản lý tính tập thể cộng đồng. Rồi nhiều thầy cô giáo dạy bộ môn như mỹ thuật, âm nhạc... rất vất vả vì trong một buổi học có khi phải liên tục chạy đi các lớp ở các nhà văn hóa cách xa nhau nhiều cây số trên địa bàn xã để kịp lên lớp...".

Đó mới chỉ là những khó khăn, ảnh hưởng trước mắt mà thầy hiệu trưởng nói qua, còn trên thực tế việc các em học sinh học nhờ ở các nhà văn hóa xóm sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều tới giờ giấc, chất lượng học tập và không tránh khỏi song chấn tâm lý, tổn thương về mặt tinh thần và chất lượng học tập. Ví như có nhà văn hóa xóm diện tích chật, các em phải chen nhau trên bàn học, cửa ngõ không đảm bảo vào mùa rét gió lùa căm căm, phòng học gần đường giao thông xe cộ qua lại làm ồn ào, các em thiếu sân chơi tập thể dục... sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng học của các em. Đó là chưa nói đến những khó khăn về đường giao thông nông thôn, có em phải đi cả mấy cây số mới tới được nhà văn hóa xóm để học...

Nhà văn hóa xóm trên địa bàn xã, nơi các em học sinh đã phải mượn để học nhờ 3 năm nay

Khi phóng viên đề cấp tới biện pháp trước mắt để giải quyết tình trạng này, ông Nguyễn Doãn Loan cho biết thêm: "Trước vấn đề này thì xã đã từng có văn bản đề nghị với huyện kể cả trực tiếp và gián tiếp phát biểu thông qua các kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện. Mới đây nhất vào tháng 9 - 2012 phía huyện và nhà thầu đã có buổi làm việc trao đổi với lãnh đạo địa phương xã. Buổi làm việc đã nêu rõ, về phía xã sẽ hoàn thành số tiền đối ứng 10% (270 triệu) cho nhà thầu, còn phía huyện có kế hoạch thúc đẩy cùng với nhà thầu sớm tiếp tục tái khởi động lại công trình để xây dựng hoàn thành tầng 1 (5 tầng) sớm cho các em học sinh có chỗ học tập".

Được biết, hiện tại đến bây giờ chính quyền địa phương đã phối hợp với nhà trường Trung học cơ sở của xã sáp nhập 2 cơ sở của trường Trung học lại thành một để nhường 3 phòng học của trường Trung học cho các em học sinh ở 3 nhà văn hóa, hiện vẫn còn 2 lớp phải học nhờ ở nhà văn hóa xóm Thuận Yên và nhà văn hóa xóm Văn Phong. Và cảnh các em học sinh, thầy cô giáo chạy đôn chạy đáo đi tìm chốn học ở nơi đây vẫn chưa có hồi kết.

Rồi cái mà các em học sinh ở đây thiệt thòi nhất đó chính là chất lượng học tập, sự phát triển thể chất, tâm lý và nhân cách của các em. Thật đáng buồn cho một công trình trường học tiền tỷ đã bị bỏ hoang hơn 2 năm nay trước sự bất lực của chính quyền các cấp.

Ông Trịnh Hữu Thành - Trưởng phòng giáo dục huyện Tân Kỳ (Nghệ An) cho biết: "Vấn đề Trường Tiểu học Dũng Hợp ở xã Nghĩa Dũng (Tân Kỳ) thi công dở dang và đầu năm 2011 là hoàn toàn chính xác. Nguyên nhân dẫn đến việc nhà thầu dừng thi công là do nguồn vốn từ chương trình kiên cố hóa (nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ) không được cấp về nên họ tạm dừng. Về vấn đề này phòng giáo dục đã có tờ trình sang huyện rồi, huyện có họp rồi. Tôi có nghe nhà thầu nói trước mắt chủ đầu tư hỗ trợ một ít vốn cho nhà thầu thì họ tiếp tục tái khởi động để xây xong tầng 1 của công trình, còn tầng 2 thì đợi nguồn vốn về làm nhưng đến bây giờ chủ đầu tư vẫn chưa hỗ trợå cho nhà thầu nên nhà thầu vẫn chưa làm. Còn về việc các em học sinh ở Trường Nghĩa Dũng thiếu trường lớp thì Phòng Giáo dục huyện cũng đã có chỉ đạo xuống trường để bố trí mượn tạm phòng học của trường cấp II trên địa bàn xã cho các em học".

 

Nguồn: CSTC
.