Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201305/28476-he-lo-chuyen-tinh-cua-hai-nha-van-noi-tieng-405002/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201305/28476-he-lo-chuyen-tinh-cua-hai-nha-van-noi-tieng-405002/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Hé lộ chuyện tình của hai nhà văn nổi tiếng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 23/05/2013, 15:40 [GMT+7]
28476

Hé lộ chuyện tình của hai nhà văn nổi tiếng

Raymond Queneau và Iris Murdoch
Cuối tháng 4 năm nay, Đại học Kingston ở London đã mua những bức thư mà nữ văn sĩ Anh Iris Murdoch (giải thưởng Booker 1978) gửi cho đồng nghiệp Pháp của mình - nhà văn siêu thực nổi tiếng Raymond Queneau - với giá 50.000 bảng Anh. 164 bức thư được viết từ năm 1946 đến 1975. Các nhà nghiên cứu văn học Anh khẳng định rằng những bức thư này có thể soi sáng giai đoạn sáng tác đầu của Murdoch. Tuy nhiên điều thú vị nhất đối với độc giả là chúng hé lộ câu chuyện tình của Iris Murdoch đối với Raymond Queneau.

Murdoch gặp Queneau năm 1946 ở Áo, nơi từ năm 1944 bà làm việc trong phái đoàn nhân đạo của Liên Hợp Quốc. Năm đó bà 27 tuổi và chưa công bố một cuốn tiểu thuyết nào. Ngược lại, Queneau vốn dĩ nhiều hơn Murdoch 16 tuổi, đã là nhà văn trưởng thành.  Queneau trở thành người thầy văn học của Murdoch và ảnh hưởng của ông đối với bà không hề ít hơn so với Jean Paul Sartre, Simone de Beauvoir hay Samuel Beckett. Tác phẩm đầu tay của Murdoch "Under the Net" mang lại vinh quang văn học cho bà, được đề tặng Raymond Queneau.

"Hãy nghe đây - em yêu anh với tất cả khả năng của mình. Em sẵn sàng làm tất cả vì anh, trở thành bất cứ cái gì vì anh, đến với anh bất cứ lúc nào và bất cứ đâu". "Nếu như em nghĩ rằng em có dù chỉ một cơ may nhỏ nhoi, thì em có thể chiến đấu đến cùng vì anh" - Mặc dù lời lẽ trong lá thư dài 14 trang của Murdoch nồng nàn là vậy, song theo nhà viết tiểu sử Peter Conradi thì trong thực tế, hai nhà văn gặp nhau rất ít.

Mặc dù có những giai đoạn khó khăn mà rõ ràng Queneau và Murdoch đã trải qua sau bức thư bộc bạch đó, tình bạn của họ không chấm dứt, còn việc trao đổi thư từ của họ chỉ dừng lại sau khi Queneau qua đời năm 1976. Những bức thư không chỉ cho chúng ta biết nhiều  về tình cảm của Murdoch. Chẳng hạn, bà viết rằng bà bị từ chối cấp thị thực du học ở Mỹ vì trước đây có quan hệ với Đảng Cộng sản. Murdoch viết cho Queneau về các quan điểm của mình đối với tôn giáo, về tâm trạng của mình và những cơn biến động tinh thần khiến bà có ý nghĩ tìm đến bác sĩ tâm thần.

Tuy nhiên đặc biệt thú vị là những bức thư Murdoch viết về quá trình sáng tác. Hóa ra, tới năm 1946, bà vẫn không hề tin rằng mình có thể trở thành một nhà văn: "Trong những điều em viết có cái gì đấy nặng nề, và em hoài nghi mình có thể một lúc nào đó viết được một cái gì đấy tử tế". Năm 1947 bà viết cho Queneau về  "sự băn khoăn vui vẻ" mà tác phẩm của ông gây ra đối với bà. "Nếu như quỷ sứ mặc cả với em về linh hồn em, thì em nghĩ rằng, hắn không thể đòi cái gì tốt hơn là khả năng viết hay như anh".

Tiến sĩ Anne Rowe, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu di sản của Iris Murdoch thuộc Đại học Kingston phát biểu rằng, việc công bố những bức thư gửi Queneau sẽ giúp xem xét lại toàn bộ sáng tác của nữ văn sĩ: thông thường bà được coi là một bộ phận của truyền thống văn học Anh, không lưu ý một cách đầy đủ tới ảnh hưởng của các nhà văn châu Âu. Còn nhà tiểu sử Peter Conradi thì nói rằng những bức thư giúp hiểu rõ hơn tiểu thuyết "Under the Net". Theo ông, nhân vật chính Jack, người phiên dịch của nhà văn Pháp Breteuil là "chân dung tự họa" của Murdoch


VNCA
.