Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201306/28808-thi-dua-yeu-nuoc-sang-tao-vi-dai-cua-chu-tich-ho-chi-minh-404713/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201306/28808-thi-dua-yeu-nuoc-sang-tao-vi-dai-cua-chu-tich-ho-chi-minh-404713/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Thi đua yêu nước, sáng tạo vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 10/06/2013, 08:33 [GMT+7]
28808

Thi đua yêu nước, sáng tạo vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh bao trùm nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Từ việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi ngành, mỗi người đều có thể tìm thấy những tiêu chuẩn quý báu làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của mình.
 
Ngay từ năm 1919 và những năm 20 của thế kỷ trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói tới chủ nghĩa yêu nước, truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam.
 
Tại diễn đàn Đại hội Đảng lần thứ II, Hồ Chí Minh đã nêu lên nhận định khái quát: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Đồng bào ta ngày nay từ các cụ già tóc bạc đến các cháu thiếu niên, nhi đồng, trẻ thơ, từ những kiều bào nước ngoài đến các đồng bào vùng tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, giết giặc”.
 
Sau cách mạng tháng Tám 1945 thành công, đất nước ta đứng trước bao khó khăn, thách thức, hơn 60% dân số mù chữ, thiên tai, dịch bệnh hoành hành, thù trong giặc ngoài âm mưu tìm cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của ta.
 
Ngày càng có nhiều phong trào thi đua được thực hiện có hiệu quả ở các ngành,
lĩnh vực khác nhau
 
Tháng 6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 195 thành lập Ban Vận động thi đua ái quốc Trung ương. Sau đó, nhân kỷ niệm 1.000 ngày Kháng chiến toàn quốc, ngày 11/6/1948, Hồ Chủ tịch đã ra Lời kêu gọi chính thức phát động cuộc vận động thi đua ái quốc với mục đích: Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm với cách làm là dựa vào lực lượng và tinh thần của dân để đạt kết quả: Dân tộc độc lập - Dân quyền tự do - Dân sinh hạnh phúc.
 
Người viết: “Bổn phận của người Việt Nam, bất kỳ sỹ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau”. Để cụ thể hóa quan điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi:
 
“Các cụ phụ lão thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc;
Các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc người lớn;
Đồng bào công thương thi đua mở mang doanh nghiệp;
Đồng bào công nông thi đua sản xuất;
Đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh;
Nhân viên Chính phủ thi đua tận tụy làm việc, phụng sự nhân dân;
Bộ đội và dân quân thi đua giết cho nhiều giặc, đoạt cho nhiều súng;
Nói tóm lại, ai cũng thi đua, ai cũng tham gia kháng chiến và kiến quốc. Phong trào sôi nổi.
Thi đua ái quốc sẽ ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân và sẽ giúp ta dẹp tan mọi nỗi khó khăn, mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng”.
 
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua các giai đoạn cách mạng, đâu đâu cũng diễn ra các phong trào thi đua sôi nổi. Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, các phong trào thi đua: Tăng gia sản xuất; thực hành tiết kiệm; tuần lễ vàng; hũ gạo kháng chiến; phong trào bình dân học vụ; thanh niên ba sẵn sàng; phụ nữ ba đảm đang; thóc không thiếu một cân; quân không thiếu một người; quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh…
 
Các phong trào thi đua yêu nước có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc: Động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, phát huy truyền thống anh hùng, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua mọi hy sinh, gian khổ diệt giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt.
 
Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đem hết sức mình tham gia kháng chiến, kiến quốc, đưa đất nước vượt qua thời điểm đầy gian nguy, bảo vệ được chính quyền cách mạng non trẻ, xóa được nạn đói, nạn dốt. Từ những kết quả bước đầu đó, phong trào thi đua ái quốc được tiếp thêm sức mạnh, ngày càng phát triển, góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại trong công cuộc giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 
Chủ tịch Hồ Chí minh đã viết: “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”. Khen thưởng thực chất là động viên, công nhận biểu dương, tôn vinh thành tích các tập thể và cá nhân, giáo dục tư tưởng, xây dựng con người mới. Với vai trò to lớn của phong trào thi đua yêu nước nên qua các thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, theo dõi công tác Thi đua - Khen thưởng.
 
Đặc biệt ngày 3/6/1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 35/CT-TW “Về đổi mới công tác Thi đua - Khen thưởng trong giai đoạn mới”; Chỉ thị 39/CT-TW ngày 21/5/2005 “Về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến”. Từ yêu cầu thực tế đòi hỏi về thi đua, khen thưởng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, trong đó có Luật Thi đua - Khen thưởng.
 
Ngày 17/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 725/CT-TTg về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2011 và kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) theo Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức và tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng với công tác TĐ-KT.
 
Trải qua 65 năm, từ ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, đất nước ta với nhiều biến động, thăng trầm, nhiều phong trào thi đua yêu nước ra đời trong kháng chiến chống Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược, trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, đưa non sông về liền một cõi, đất nước đổi mới.
 
Dù ở bất cứ giai đoạn nào, lịch sử cũng ghi đậm dấu ấn của phong trào thi đua yêu nước, trở thành động lực đưa đất nước vượt qua khó khăn và phát triển ngày càng vững chắc trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 
Đến hôm nay, những tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, là ngọn đuốc soi đường cho chúng ta về nhận thức, tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn cách mạng mới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Nguyễn Văn Thanh
.