Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201312/hoc-sinh-viet-nam-vuot-xa-my-anh-423828/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201312/hoc-sinh-viet-nam-vuot-xa-my-anh-423828/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Học sinh Việt Nam vượt xa Mỹ, Anh - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 04/12/2013, 09:47 [GMT+7]

Học sinh Việt Nam vượt xa Mỹ, Anh

Theo kết quả của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) năm 2012 thì Việt Nam đứng thứ 17 trong số 65 quốc gia tham gia.


Kết quả công bố ngày 3/12 cho thấy Việt Nam được xếp hạng khá cao dựa trên tiêu chuẩn của chương trình này là trình độ Đọc hiểu, Toán và Khoa học. Cụ thể, Toán: 511 điểm, Đọc hiểu: 508 điểm, Khoa học: 528 điểm.

Được biết, 5.100 học sinh Việt Nam ở độ tuổi 15 (chủ yếu đang học lớp 10 THPT chính quy, trường nghề, trung tâm GDTX) của 162 trường thuộc 59 tỉnh thành trên cả nước đã tham gia khảo sát

Danh sách những thành phố, quốc gia đứng đầu bảng
Danh sách những thành phố, quốc gia đứng đầu bảng


Thượng Hải – Trung Quốc, Singapore và Hồng Kông là 3 thành phố, khu vực lần lượt chiếm giữ ba vị trí đầu bảng. Tiếp sau đó là Đài Loan, Hàn Quốc, Ma Cao, Nhật Bản… Dễ dàng nhận thấy học sinh châu Á được đánh giá cao hơn các châu lục khác. Mỹ - nền giáo dục hấp dẫn nhất thế giới khiêm tốn ở vị trí thứ 36, trong khi Phần Lan xếp thứ 12.

PISA là chương trình đánh giá học sinh quốc tế của tổ chức Hợp tác Kinh tế và  Phát triển thế giới (OECD).

Ở vị trí thứ 17, Việt Nam đứng trên Australia, Anh, Đan Mạch, New Zealand, Pháp, Ý…

Báo cáo nhận xét rằng GDP cũng có một số ảnh hưởng nhất định tới xếp hạng của PISA. Những quốc gia có thu nhập bình quân trên đầu người cao thường có lợi thế hơn. Tuy nhiên, tờ Guardian cũng bình luận rằng yếu tố này dường như không đúng với một số quốc gia có GDP thấp như Việt Nam hay Indonesia.

Châu Á thống trị

“Các quốc gia châu Á nổi bật so với các quốc gia khác” – báo cáo của OECD nhận xét. Cụ thể, Thượng Hải, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Macao, Nhật Bản là những thành phố, khu vực thuộc tốp đầu. Học sinh Thượng Hải học Toán tốt đến mức báo cáo của OECD thường so sánh điểm số của họ với gần 3 năm học của hầu hết các quốc gia khác thuộc khối OECD.

Trong số 65 nước tham gia PISA 2012, có 32 quốc gia có tiến bộ về khả năng Đọc hiểu, trong khi 22 nước vẫn giữ nguyên vị trí và 10 nước có xếp hạng giảm xuống. Ở môn Toán, 25 quốc gia có cải thiện, 25 quốc gia không có gì thay đổi, 14 quốc gia giảm sút.

Qutar, Kazakhstan và Malaysia trung bình tăng hơn 8 điểm/ năm trong môn Toán. Báo cáo cũng khen ngợi Brazil, Chi lê, Đức, Israel, Ý, Mexico, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tunisia và Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến bộ gấp nhiều lần trong môn Toán.

Học sinh nam học Toán tốt hơn nữ

Điểm số môn Toán của học sinh nam cao hơn học sinh nữ ở 37/65 quốc gia, nền kinh tế, trong khi chỉ có 5 quốc gia học sinh nữ học Toán tốt hơn nam, là Jordan, Qatar, Thái Lan, Malaysia và Iceland.

Theo OECD, các nữ sinh “cảm thấy có ít động lực để học Toán và không tự tin bằng các nam sinh trong môn học này”.

Khảo sát cũng nhận thấy rằng, từ năm 2000 tới năm 2012, khoảng cách giới tính ở môn Đọc (nữ học tốt hơn) cũng mở rộng hơn ở 11 nước. Đối với môn Khoa học, điểm số của nam và nữ là như nhau. Tuy nhiên, ở Colombia, Nhật Bản và Tây Ban Nha, kết quả năm 2012 cho thấy nam có nhỉnh hơn chút ít mặc dù báo cáo năm 2006 không hề có bất cứ khác biệt nào.

Tác động của GDP

Báo cáo cũng xem xét đến yếu tố kinh tế ảnh hưởng tới điểm số môn Toán của học sinh như thế nào. Kết quả là có một mối tương quan giữa GDP và khả năng của học sinh.

Báo cáo viết:

Mối quan hệ này cho thấy 21% sự thay đổi trong điểm số trung bình của các nước có thể được dự đoán dựa trên GDP (con số này ở các nước OECD là 12%). Những quốc gia có thu nhập trên đầu người cao hơn sẽ có lợi thế hơn, mặc dù bảng xếp hạng không biểu diễn bản chất nhân quả của yếu tố này.

Tuy vậy, cũng có một số ngoại lệ như Qatar đạt điểm số trung bình môn Toán khá thấp là 376 điểm trong khi GDP khá cao – 77.000 USD.

Chi tiêu cho giáo dục

Tương tự, yếu tố chi tiêu cho giáo dục thậm chí còn có mối tương quan mạnh hơn với kết quả môn Toán, chiếm 30% các quốc gia và 17% đối với các nước OECD.

Tuy nhiên, Hàn Quốc – đất nước có điểm trung bình thuộc tốp đầu lại chi tiêu cho giáo dục dưới mức trung bình – một trong số ít những trường hợp không phổ biến trong PISA 2012.

.

VNN

.