Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201404/trung-bay-chuyen-de-tuong-gom-co-viet-nam-476473/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201404/trung-bay-chuyen-de-tuong-gom-co-viet-nam-476473/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Trưng bày chuyên đề 'Tượng gốm cổ Việt Nam' - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 22/04/2014, 15:24 [GMT+7]

Trưng bày chuyên đề 'Tượng gốm cổ Việt Nam'

Ngày 22/4, tại số 1 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Tượng gốm cổ Việt Nam”. 
 
Theo TS Nguyễn Văn Đoàn, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, tượng gốm là một trong các loại hình điêu khắc xuất hiện sớm nhất của văn minh nhân loại, mang đặc trưng nghệ thuật tạo hình trực quan theo không gian ba chiều nhằm phản ánh hiện thực hoặc mang tính biểu tượng. Do đặc thù vật liệu, gốm chỉ phù hợp để làm các bức tượng nhỏ. Tuy vậy, các tác phẩm tượng gốm không những thể hiện khát vọng hướng tới Chân - Thiện - Mỹ của loài người mà còn phản ánh niềm tin tôn giáo ở hầu hết các nền văn hóa trên thế giới.
 
Ở Việt Nam, tượng gốm sớm nhất đã được tìm thấy trong Văn hóa Phùng Nguyên, thuộc sơ kỳ thời đại kim khí, có niên đại cách ngày nay khoảng 4.000 – 3.500 năm. Đến thời kỳ phong kiến tự chủ (thế kỷ 10 – đầu thế kỷ 20), cùng với sự phát triển của nghề gốm, tượng gốm ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Không chỉ đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người Việt, tượng gốm còn được sản xuất để phục vụ việc thực hành các nghi lễ thờ cúng, tôn giáo, tín ngưỡng. Không những thế, lấy cảm hứng từ thiên nhiên, cuộc sống hàng ngày, bằng bàn tay tài hoa, sức sáng tạo và óc thẩm mỹ, các nghệ nhân gốm Việt xưa đã thổi hồn vào đất để tạo ra những thành quả văn hóa, nghệ thuật phản ánh sinh động các mặt đời sống xã hội, thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử.
 
Một trong những bức tượng tiêu biểu được trưng bày
Một trong những bức tượng tiêu biểu được trưng bày
 
Tượng gốm cổ Việt Nam không những đa dạng về chất liệu, dòng men mà còn phong phú về hình thức thể hiện và chức năng sử dụng. Thực tế cho thấy, tượng gốm cổ Việt Nam được làm bằng nhiều chất liệu gốm như gốm xốp, đất nung, sành, gốm men, sứ và hiện diện trong đủ các dòng men khác nhau như men trắng, men rạn, men nâu, men lục, men vàng, men ngọc, hoa lam, hoa nâu, nhiều màu... Về hình thức thể hiện, tượng gốm cổ Việt Nam bao gồm tượng độc lập, vật dụng tạo hình theo hình thức tượng tròn và tượng trang trí với tư cách là một bộ phận hữu cơ của hiện vật.
 
Với 70 hiện vật có niên đại từ khoảng 4.000 năm cách ngày nay đến đầu thế kỷ 20, Trưng bày nhằm giúp khách tham quan có thêm hiểu biết về nghệ thuật điêu khắc tượng gốm cổ Việt Nam. Nội dung Trưng bày được chia làm 3 chủ đề: "Tượng gốm hiện thực" là những sản phẩm mỹ thuật thực dụng phục vụ nhu cầu trang trí, hưởng thụ cái đẹp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng cư dân. Loại tượng này không chỉ phong phú về loại hình sử dụng mà còn đa dạng về đề tài thể hiện như con người, các loài chim, thú, vật nuôi… "Tượng gốm tôn giáo, tín ngưỡng" chủ yếu gồm tượng Phật giáo và tượng các vị Thần linh trong các tín ngưỡng dân gian. "Tượng gốm trang trí kiến trúc" chủ yếu là tượng các linh vật như rồng, lân, nghê, xi vẫn… được gắn trên bờ nóc, bờ quyết, tàu đao quật thuộc bộ mái hoặc tam quan, trụ cổng các công trình kiến trúc cung đình, tôn giáo tín ngưỡng và dân sinh cổ như cung điện, chùa, đình, đền, miếu, lăng mộ, nhà thờ họ, cầu ngói, cổng làng…
 
Thông qua các hiện vật được đưa ra trưng bày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn giới thiệu tới công chúng những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của tượng gốm cổ, qua đó góp phần bảo tồn, phát huy và tôn vinh truyền thống văn hóa dân tộc.
 
Trưng bày sẽ mở cửa phục vụ công chúng đến hết tháng 8/2014.
.

Nguồn: ĐCS