Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201405/khoi-day-tinh-than-yeu-nuoc-tu-nhung-de-thi-cuoi-nam-484994/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201405/khoi-day-tinh-than-yeu-nuoc-tu-nhung-de-thi-cuoi-nam-484994/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Khơi dậy tinh thần yêu nước từ những đề thi cuối năm - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 16/05/2014, 17:14 [GMT+7]

Khơi dậy tinh thần yêu nước từ những đề thi cuối năm

 

Học sinh Trường Tiểu học Đức Trí (Đà Nẵng) xếp hình bản đồ Tổ Quốc trong lễ chào cờ. Ảnh: Thanh Niên

Tại Trường tiểu học Đức Trí (TP.Đà Nẵng) vừa diễn ra lễ chào cờ đặc biệt. Bà Lê Thị Nga, Hiệu trưởng nhà trường trao đổi với báo Thanh niên đã cho biết: “Khác với những buổi chào cờ đầu tuần như thường lệ, trường dời lễ chào cờ sáng thứ hai sang sáng thứ ba, ngày 13.5 để các em học sinh có thời gian chuẩn bị băng rôn, khẩu hiệu theo cách riêng của mình”. Và ngay giữa sân trường, hơn 550 cán bộ, giáo viên, học sinh đã cùng nhau xếp thành hình bản đồ Tổ quốc với đầy đủ quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và đảo Phú Quốc.

Buổi lễ đã chuyển thành dòng người diễu hành thật sinh động và giàu cảm xúc trong khu vực nhà trường. Khẩu hiệu: “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”, “Em yêu biển đảo quê hương”, “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”, “Trung Quốc rút khỏi biển Đông”… được giương cao và hô vang.

Ngày 14/5, trường THCS-THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM, tổ chức triển lãm tranh và mô hình với chủ đề “Tổ quốc nhìn từ biển”. Báo Tuổi trẻ đưa tin: 32 mô hình là 32 cách nhìn khác nhau của học sinh về Tổ quốc nhưng tựu trung là tình yêu quê hương của người dân cả nước, khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời gần 78 bức tranh do học sinh THCS-THPT thực hiện cũng được trưng bày. Với những nét vẽ hồn nhiên, thể hiện cuộc sống chài lưới của người dân vùng biển, tư thế hiên ngang của những người lính khi canh gác... tình yêu đất nước và sự hiểu biết của các em được minh họa một cách giản đơn nhưng giàu ý nghĩa.

Toàn bộ số tiền thu được trong ngày hội trường sẽ dùng làm học bổng, trao cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong chiến dịch Hoa phượng đỏ vào mùa hè này và đóng góp ủng hộ các hoạt động hướng về Hoàng Sa, Trường Sa.

Cô Bùi Minh Tâm, hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Tôi thầm vui mừng vì hoạt động giáo dục lòng yêu nước của nhà trường trong suốt thời gian qua đã có những quả ngọt, đặc biệt trong lúc này, khi cả nước ta cùng hướng về biển Đông - nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc”.

Báo An ninh Thủ đô thì đưa tin liên tục trong những buổi thi cuối học kỳ II và ôn thi tốt nghiệp, nhiều trường ở Hà Nội đã đưa vào đề thi cho học sinh các câu hỏi liên quan đến biển đảo, hay chiến thắng Điện Biên Phủ… nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước và ý thức hướng về chủ quyền Tổ quốc vào thời điểm này.

Bài kiểm tra môn Lịch sử của một trường tiểu học quận Đống Đa được Ban Giám hiệu nhất trí tập trung vào kiến thức về ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong đề thi Địa lý, học sinh cũng được hỏi về đặc điểm địa lý, biên giới Việt Nam-Trung Quốc dựa trên định hướng, giảng giải cụ thể của giáo viên để có những kiến thức về chủ quyền đất nước phù hợp với năng lực, tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

Trong đề ôn thi Ngữ văn của Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết dành cho học sinh lớp 12 D1 - trường THPT Chu Văn An, Hà Nội cũng đã đề cập rất rõ tinh thần yêu nước khi tiếp cận, phân tích tác phẩm văn học.
chủ quyền, biển đảo, trường học, học sinh, Tổ Quốc, văn

Bài viết của học sinh Hoàng Linh Phương về sự kiện Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh: Giáo Dục Thời Đại

Báo Giáo dục và Thời đại đăng tải bài văn của học sinh "trả bài". Trong bài làm văn có đoạn: “Chủ quyền dân tộc từ bao đời nay đã được khẳng định từ bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, đến “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Ở tuổi 18, chúng tôi dần dần có ý thức rõ ràng hơn về trách nhiệm của mình với Tổ quốc. Không chỉ dừng lại ở việc học tập để sau này trở thành người có ích cho đất nước, chúng tôi dần dần biết suy nghĩ trước mọi vấn đề của đất nước, biết phẫn nộ khi đất nước bị xâm phạm chủ quyền”.

.

Nguồn: vietnamnet.vn