Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201607/thi-sinh-du-thi-mon-lich-su-thap-ky-luc-vi-dau-nen-noi-686783/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201607/thi-sinh-du-thi-mon-lich-su-thap-ky-luc-vi-dau-nen-noi-686783/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Thí sinh dự thi môn Lịch Sử thấp kỷ lục: Vì đâu nên nỗi... - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 06/07/2016, 13:58 [GMT+7]

Thí sinh dự thi môn Lịch Sử thấp kỷ lục: Vì đâu nên nỗi...

(Congannghean.vn)-Trong kỳ thi THPT quốc gia 2016, Lịch sử là môn thi có số lượng thí sinh đăng ký ít nhất. Mặc dù, Nghệ An là 1 trong 4 địa phương có thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia 2016 đông nhất cả nước với hơn 34.000 thí sinh, tuy nhiên, số thí sinh đăng ký thi môn Lịch sử lại thấp kỷ lục trong nhiều năm qua. Trong buổi thi môn Lịch sử, nhiều điểm thi đóng cửa vì “trắng” thí sinh dự thi.

Trường thi “trắng” thí sinh

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Nghệ An, kỳ thi THPT quốc gia 2016 ở cụm thi địa phương do Sở chủ trì chỉ có 73 thí sinh đăng ký môn thi Lịch sử trong tổng số hơn 12.700 thí sinh. Theo đó, có 19/26 điểm thi không có thí sinh dự thi.

Buổi thi sáng 4/7, lác đác một vài điểm thi ở TP Vinh có thí sinh dự thi môn Lịch sử
Buổi thi sáng 4/7, lác đác một vài điểm thi ở TP Vinh có thí sinh dự thi môn Lịch sử

Điểm thi có thí sinh thi môn Lịch sử đông nhất là Trường THPT Quỳ Hợp I và Trường THPT Quế Phong với 21 thí sinh dự thi, còn lại tại các điểm thi khác lác đác một vài thí sinh như Trường THPT Hoàng Mai (1 thí sinh), Trường THPT Tân Kỳ (2 thí sinh), Trường THPT Nguyễn Duy Trinh (1 thí sinh)...

Ở cụm thi đại học do Trường ĐH Vinh chủ trì có 2.700 thí sinh đăng ký dự thi môn Lịch sử và đây là môn thi có số lượng thí sinh đăng ký ít nhất. Theo thống kê, tại cụm thi này có 27/35 điểm thi không có thí sinh dự thi môn Lịch sử.

Lý giải về việc ít thí sinh lựa chọn thi môn Lịch sử, thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu nhận định có 2 nguyên nhân. Thứ nhất là vì Lịch sử là môn mà học sinh sợ nhất bởi môn học này bắt buộc phải học thuộc, ghi nhớ nhiều số liệu, sự kiện lịch sử nên thí sinh ngại chọn thi môn Lịch sử vì dễ bị điểm thấp. Thứ 2, so với các ngành khoa học tự nhiên thì chuyên ngành khoa học xã hội cơ hội xin việc làm khó hơn.

Vì vậy, xu hướng học sinh lựa chọn khối ngành tự nhiên ngày càng tăng. Các tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển đại học đa số là Toán, Vật lý, Hóa học, Ngoại ngữ. Ít tổ hợp có môn Lịch sử, Địa lý.

Đột phá trong cách ra đề thi

So với các năm trước, đề thi Lịch sử năm nay được đánh giá là hay và có sự đổi mới, nhìn chung các thí sinh hào hứng với đề thi.

Em Nguyễn Đình Thạch, Trường THPT Phan Thúc Trực (Yên Thành) tại điểm thi Trường ĐH Vinh cho biết: “Với đề thi này, thí sinh không cần học thuộc, ghi nhớ quá nhiều các con số, sự kiện lịch sử mà chủ yếu vận dụng kiến thức lịch sử và khả năng tư duy, phân tích của mình để nhận định, trình bày quan điểm của mình. Em rất thích câu 4 vì có tính liên hệ thực tế, thí sinh trình bày về phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc. Đây là điều tất yếu mà thế hệ trẻ chúng em cần phải làm, thể hiện trách nhiệm của công dân đối với dân tộc”.

Đề thi Lịch sử năm nay có 4 câu, trong đó 1 câu liên hệ thực tế về đường lối đổi mới đất nước “thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc” của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhận xét về đề thi Lịch sử, thầy Trần Trung Hiếu cho biết: Đây là đột phá có tính đổi mới trong cách ra đề thi môn Lịch sử. Với cách ra đề thi này, tôi tin rằng đây là một phương pháp cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử để học sinh thêm yêu thích môn Lịch sử, thích tìm hiểu về lịch sử dân tộc, từ bỏ tâm lý “sợ học Sử”. Đó là những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, nội dung kiến thức mang tính bao quát, xuyên suốt toàn bộ chương trình từ đầu thế kỷ XX đến nay.

Đề thi có tính phân loại không yêu cầu thí sinh phải học thuộc lòng một cách máy móc các sự kiện mà phải biết vận dụng kiến thức để liên hệ, trình bày quan điểm của mình trước một vấn đề mang tính thời sự đó là chủ trương “thực hiện chính sách đại đoàn kết”.

Thời gian qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến tình trạng cá chết hàng loại ở miền Trung, trong khi các cơ quan chức năng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục thì một số các phần tử đã kích động bà con nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Với câu hỏi này, thí sính có điều kiện bày tỏ thái độ, tình cảm cũng như trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc.

.

Huyền Thương

.