Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201207/21613-bi-an-hiem-nguy-nghe-san-thuoc-tren-nui-396263/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201207/21613-bi-an-hiem-nguy-nghe-san-thuoc-tren-nui-396263/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Bí ẩn, hiểm nguy nghề săn thuốc trên núi - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 12/07/2012, 08:00 [GMT+7]
21613

Bí ẩn, hiểm nguy nghề săn thuốc trên núi

Mỗi ngày họ hái hàng tá cây thuốc nhưng chẳng biết công dụng nó như thế nào, chữa bệnh ra làm sao. 

“Chỉ biết bán cho người Tàu”
 
Hơn 20 năm trước, người dân đất Con Cuông chứng kiến một “sự kiện” lạ chưa từng có: Người Nùng từ Cao Bằng di cư vào đây để sinh sống.
 
Đến nơi ở mới, “một thiên đường” như họ từng nghĩ chẳng bao giờ có. Không tiền, không phương tiện sản xuất, nguồn nước thì khan hiếm, điện lưới cũng chẳng có, họ phải kiếm nơi làm thuê hay đổi công cho người dân bản địa để mượn trâu bò về lấy sức kéo, sức cày. Có những nhà phải tối ngày cuốc thuổng những thớ đất cứng như đá để trồng ngô, lạc mong có lương thực để tồn tại với cuộc sống khắc nghiệt.
 
Nhưng điều mà họ ít lo lắng hơn cả là bệnh tật. Kinh nghiệm bao nhiêu năm trong đời sống đã cho họ nhiều phương thuốc quý hiếm để chữa những căn bệnh hàng ngày. Cho nên, với họ, lúc rảnh thì việc lên rừng hái thuốc về dùng hoặc mang bán đổi gạo ăn qua ngày cũng là một cách kiếm sống. 
 
Và trong những lần mang thuốc bán cho người dân bản địa, rồi những chuyến đi về quê để thăm người thân, họ được các thương lái Trung Quốc môi giới để mua những loại thuốc mà chỉ có vùng đất Con Cuông này là nhiều. Nhưng bao nhiêu năm qua, họ chẳng biết người Trung Quốc mua những cây thuốc quý đó về làm gì, công dụng như thế nào.
 
Bởi với họ, việc mưu sinh quan trọng hơn nhiều và chính quyền cũng chẳng cấm đoán gì họ. Hàng ngày, ngoài việc lên đồng trồng cây ngô, cây lúa thì nghề hái thuốc ở những đỉnh núi cheo leo xanh ngắt cây rừng này cũng là một cách dễ kiếm ra tiền đối với họ.
Cây thuốc đủ loại được phơi đầy sân nhà các hộ dân
 
Cái nghề hái thuốc tuy vất vả, nhưng thu nhập cũng mang lại đáng kể nên họ đánh cược với chính mạng sống của mình từ sáng sớm cho đến khi tốt mịt trên những ngọn núi mịt mùng, cheo leo. Vất vả, hiểm nguy là vậy nhưng nó lại chẳng dành riêng cho những người thanh niên trai tráng, hay đàn ông trong gia đình mà cả phụ nữ, trẻ em cũng lũ lượt kéo nhau đi hái thuốc trên núi. 
 
Gặp chúng tôi khi vừa bán xong bó thuốc, anh Đặng Văn Thông thật thà: Thấy người ta đi thu mua những loại cây dược liệu như cây sâm đá, huyết giác, củ bình vôi, cây lá gai… giá lại cao nên mấy tháng nay, chúng tôi kéo nhau vào rừng sâu để khai thác. Mình cũng chẳng hỏi họ mua để làm gì, chỉ biết người ta mua thì mình cứ bán. Nếu không bán cây đó thì chẳng biết làm gì để kiếm tiền, vì thời điểm này là dịp nông nhàn rồi”.
 
Và để có những bao tải thuốc đóng gói cẩn thận khi nhập cho thương lái, họ phải trèo lên những vách núi cao chót vót, bất chấp sự nguy hiểm với những vách đá dựng đứng. Thế nên, chuyện bị thương, trầy da chảy máu được coi như là chuyện bình thường. Với những “người rừng” đi lấy thuốc, cái chết mới là “tai nạn” đáng lưu tâm. Tất nhiên, không phải giàu có mà họ giám đánh đổi mạng sống của mình như vậy. 

Mưu sinh với tử thần

Đến ngôi làng thuộc bản Trung Yên (xã Yên Khê) những ngày này, một mùi đặc trưng của các vị thuốc xông lên nồng nặc. Mùa hè, cái nóng như đổ lửa, người dân tận dụng mọi không gian để phơi thuốc, bởi đây là mùa “dễ làm ăn” nhất. Việc đi khai thác cũng dễ, chế biến, đóng gói cũng thuận lợi. 
 
Cái gì khai thác lắm cũng cạn, ngày họ mới bắt đầu lấy thuốc thì cứ lên núi là có. Nhưng bây giờ những ngọn núi cách nhà họ 3, 4 km đã không còn. Họ phải đi xa hơn, leo núi cao hơn, nguy hiểm hơn. 

Theo người dân nơi đây, trước kia, những loại cây này ở trong rừng có nhiều lắm, cứ ra ngõ là thấy rồi chứ chưa nói là lên núi. Bây giờ muốn tìm được cây đó, mọi người trong làng phải vào tận rừng sâu, có lúc đi cả ngày cũng chỉ kiếm được vài cây. Những cây dược liệu ở đây gần như tuyệt chủng, chỉ còn sót lại rất ít trong rừng rậm hoang vắng ít người đặt chân đến.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, giá trị sử dụng của những cây thuốc này như thế nào ở Con Cuông vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên, việc kiếm tiền “dễ” nên giờ đây, tại một số xã của huyện Con Cuông, người người lên núi, nhà nhà lên núi, thanh niên, mọi lứa tuổi lao động của cả bản lên núi vì cây huyết giác, củ bình vôi, sâm đá, cây cút mây.
 
Các loại cây như: Chạc quạch, chác chìu, máu chó, hoàng đằng, huyết giác, tuyết nhung có giá cũng khá cao từ 18.000 - 26.000 đồng/kg. Cho nên, cứ thời gian rảnh rỗi là “phong trào” khai thác các loại thuốc nói trên phát triển như... lễ hội.

Hiện nay, việc khai thác các loại nguyên liệu trên không bị cấm nên ngày càng bị khai thác cạn kiệt. Không ít loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, tính đa dạng sinh học của rừng bị ảnh hưởng rất lớn. Việc khai thác vô ý thức, buôn bán tràn lan các loại dược liệu quý hiếm khiến dược liệu tự nhiên đang đứng trước nguy cơ bị tận diệt. Thật tiếc, chưa thấy tiếng nói nào từ cơ quan chức năng.

Trần Lê
.