Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201210/23785-ngu-dan-bam-bien-giu-chu-quyen-394534/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201210/23785-ngu-dan-bam-bien-giu-chu-quyen-394534/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Ngư dân bám biển giữ chủ quyền - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 29/10/2012, 08:00 [GMT+7]
23785

Ngư dân bám biển giữ chủ quyền

“Tàu là nhà, biển cả là quê hương”
 
Hình ảnh ngư dân Quảng Ngãi can trường “chinh chiến” khắp các ngư trường lớn của Việt Nam đã đi vào lịch sử. Cách đây mấy thế kỷ, ngư dân Quảng Ngãi căng buồm ra khơi, bám biển khẳng định chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Quanh năm bám biển, mỗi vùng biển nơi họ đi qua, neo lại, họ càng yêu thêm từng tấc đất, tấc biển thiêng liêng của Tổ quốc.
 
Mỗi nơi họ dừng chân, tình người lại sinh sôi nảy nở. Người Quảng Ngãi “ăn nói cục hòn” nhưng chân chất, mộc mạc, mến khách vô cùng. Biển đưa những người con miền Trung gặp, quen nhau rồi thân thiết tự bao giờ. Cảng cá Cửa Hội là một trong những nơi neo đậu lý tưởng của những con tàu đánh cá xa bờ Quảng Ngãi, cũng là nơi gặp gỡ cho những mối nhân duyên ấy.
 
Hơn 12 giờ trưa, 10 con tàu neo đậu ở cầu cảng. 2 con tàu đánh cá từ Quảng Ngãi cập cảng được chừng hơn 1 tiếng, mẻ cá 15 tấn đã được các thương lái thu mua gần hết. Tàu vừa cập cảng, những người dân sống quanh khu vực cầu cảng và ngư dân tay bắt mặt mừng. Cũng phải đến hơn ba tháng rồi họ mới gặp nhau.
 
Ngư dân trúng mẻ cá lớn
 
Ông Trần Văn Mười (60 tuổi), người dân sống gần khu vực này rảo bước về phía ngư dân Nguyễn Văn Thanh mừng rỡ: “Chà, lâu mới thấy tàu chú vào, bà con ở đây vẫn nhắc chú suốt. Lâu nay đánh bắt có được không?”. Anh Nguyễn Văn Thanh, người Tư Nghĩa, Quảng Ngãi (46 tuổi) là ngư dân đã hơn 20 năm nhưng anh không có thân hình chắc nịch, rắn rỏi như những ngư dân “chính hiệu”.
 
Dáng người mảnh dẻ, có phần gầy gò, làn da đen sạm nhưng anh được mọi người yêu mến vì tính tình hiền lành, chăm chỉ lại hay pha trò, hài hước. Bởi thế mà anh được người dân cầu cảng này quý lắm.
 
Nằm trong khuôn viên cảng, còn có một khu trọ dành cho các ngư dân Quảng Ngãi thuê. Những phòng trọ này dành cho những ngư dân có gia đình đi cùng để vợ, con nghỉ ngơi chờ chồng ra khơi.
 
Theo số liệu của Ban quản lý Cảng cá Nghệ An đầu năm 2012, Cảng cá Cửa Hội là nơi ra vào thường xuyên của tàu thuyền 13 tỉnh, thành từ Nam Định vào Bình Thuận. Sở dĩ, nhiều tàu đánh cá xa bờ cập cảng này vì theo họ khu vực này luồng nước rất thuận lợi, các dịch vụ cũng đầy đủ, tiện lợi. Hơn nữa hàng hóa của họ lại tiêu thụ được.
 
Bám biển mưu sinh
 
Cuộc đời bám biển lắm vất vả, gian truân, không phải lúc nào biển cũng hiền hòa cho ngư dân trúng lớn, cũng có chuyến đi cả tháng trời nhưng chẳng được mẻ lưới nào. Đấy là chưa kể những ngày thời tiết không thuận lợi, biển nổi sóng to, gió lớn, các ngư phủ oằn mình chống bão thế nhưng thâm tâm họ vẫn yêu nghề lắm và luôn bám biển để mưu sinh. Thuyền trưởng Nguyễn Bá Tư (57 tuổi) ở Tư Nghĩa, Quảng Ngãi, chủ 2 tàu cá gồm 15 thuyền viên. Trên tàu ông Tư là người nhiều tuổi nhất với kinh nghiệm 40 năm đi biển, người ít tuổi nhất mới tròn 20.
 
Năm 17 tuổi, ông Tư đã theo cha bám biển, từ đó nghiệp đánh cá theo ông đến tận bây giờ. Mà đối với người dân quê ông thì ngoài bám biển ra còn có cái nghề kiếm ăn nào khác. Đàn ông trong làng ông ai cũng bám biển mưu sinh. Con trai út của thuyền trưởng Tư cũng theo nghề bố. Anh Nguyễn Trí Tâm (29 tuổi), theo cha đi biển đã 10 năm nay.
 
Đi riết nên nay đã 30 tuổi nhưng anh vẫn chưa yêu ai mà cũng chưa nghĩ đến chuyện lập gia đình, “mình đi suốt, thời gian đâu mà yêu. Quanh năm bám biển, người đen sạm, lúc nào cũng có mùi cá, vị biển mặn mòi, cô nào mà chịu cho được”, anh Tâm chia sẻ.
 
“Nghề này vô chừng lắm. Hôm nào đánh bắt được thì vui lắm, có tiền lo cho gia đình, con cái nhưng cũng có khi mấy tháng trời chẳng có mẻ nào, không có đồng nào về cho vợ con. Như ngày hôm nay là chúng tôi trúng lớn, được khoảng 15 tấn cũng được hơn trăm triệu ấy chứ, mong ngày nào cũng như thế này thì chúng tôi còn có cái ăn”, ngư dân Phạm Văn Hải (40 tuổi) cho biết.
 
Ngày nay, con cháu của họ lại tiếp tục căng buồm ra khơi nối nghiệp ông cha bởi đây là nghề truyền thống của họ và dù có vất vả thì đây vẫn là nghề có thu nhập, có thể nuôi sống họ và gia đình. Và quan trọng hơn, bám biển còn là cách họ thể hiện tình yêu với Tổ quốc, khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam trên biển Đông.

Huyền Thương
.