Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201202/18645-an-ninh-truong-hoc-can-quan-tam-dung-muc-398699/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201202/18645-an-ninh-truong-hoc-can-quan-tam-dung-muc-398699/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
An ninh trường học: Cần quan tâm đúng mức - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 29/02/2012, 14:30 [GMT+7]
18645

An ninh trường học: Cần quan tâm đúng mức

Điều đó cho thấy, an ninh trường học là vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ cũ đối với ngành giáo dục tỉnh nhà, đòi hỏi mỗi trường, mỗi gia đình phải không ngừng nỗ lực để hạn chế tối đa thực trạng “bạo lực học đường”.
 
Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Nghệ An có 28 trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, cụ thể: Đại học 4 trường, 8 trường cao đẳng, 16 trường trung cấp. Trong đó, tập trung chủ yếu tại TP Vinh (20/28 trường). Mỗi năm có khoảng 27.000 học sinh, sinh viên được tuyển mới.
 
Với những tiềm năng sẵn có, dự kiến trong tương lai, số lượng học sinh, sinh viên học tập tại Nghệ An sẽ còn tăng nhiều hơn nữa. Trong đó, tỷ lệ học sinh, sinh viên nội trú tính trung bình toàn tỉnh chỉ xấp xỉ khoảng 4%, số còn lại phải tự thuê trọ, sống ngoại trú. Đây được xem là vấn đề tạo khó khăn lớn trong công tác quản lý ANTT tại các trường. 
 
Thời gian qua, nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đã triển khai nghiêm túc các thông tư, kế hoạch và quy chế về công tác an ninh.
 
Ngay từ đầu năm, các trường đã củng cố các tổ chức như: Đội thanh niên xung kích, phong trào sinh viên tham gia tuần tra, canh gác thường xuyên cũng như bảo vệ ANTT ngày Tết, tổ chức tuần “Sinh hoạt công dân học sinh, sinh viên”.
 
Một giờ học quân sự của HS - SV
 
Vào đầu mỗi năm học, ngoài việc duy trì các hoạt động cho học sinh khóa mới kí cam kết phòng chống TNXH, ma túy, nhà trường, phòng quản lý sinh viên còn “sáng tạo” nhiều hình thức để phổ biến các nội quy nhà trường, giáo dục pháp luật.
 
Lên đại học, việc quản lý học sinh, sinh viên sẽ khó khăn hơn do giờ giấc của học tín chỉ, tỷ lệ học sinh ngoại trú cao. Vì vậy, việc quản lý học sinh, sinh viên phải được tiến hành thường xuyên giữa giáo viên lên lớp hàng ngày, giáo viên chủ nhiệm.
 
Tuy nhiên, vai trò của gia đình trong việc giáo dục, định hướng cho các em là không thể phủ nhận. Hầu hết các trường đều chọn cách gửi thư cho gia đình, phụ huynh để thông báo về kết quả học tập, rèn luyện. Việc làm này được đông đảo phụ huynh hoan nghênh và ủng hộ. 
 
Ngoài ra, các giáo viên còn trực tiếp theo dõi quản lý các em học sinh, sinh viên ngoại trú tại địa bàn dân cư. Tuy nhiên, số lượng học sinh quá lớn, phân bố không tập trung đang là cản trở với nhiều trường. Nhất là khi đội ngũ giáo viên còn ít, kiêm nhiệm nhiều vị trí công tác khác nhau.
 
Ví dụ như Trường Đại học Vinh có tới 30.000 học sinh, sinh viên, trong đó có 20.000 học sinh, sinh viên   học trực tiếp tại Đại học Vinh. Trong khi, chỉ có khoảng 1/4 giáo viên giảng dạy và phụ trách. Tương tự như với Trường Đại học SPKT Vinh, việc quản lý 10.000 học sinh, sinh viên đang đặt ra cho trường nhiều khó khăn, thách thức. 

Trong thời gian qua, khi có vụ việc về ANTT xảy ra, nhà trường đã chủ động phối hợp với Cảnh sát khu vực, khối trưởng, khối dân cư để giải quyết dứt điểm.
 
Theo số liệu báo cáo mới nhất, năm qua đã có 98 trường hợp vi phạm pháp luật của HS - SV, chủ yếu là gây rối trật tự công cộng (39 vụ), trộm cắp tài sản (17 vụ)… Các trường đã xử lý buộc thôi học 13 trường hợp, đình chỉ có thời hạn 18 trường hợp, cảnh cáo 217 trường hợp.
 
Tuy số liệu đó không nhiều nhưng nếu các trường không chủ động tìm cách hạn chế thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập và rèn luyện của các em. Nhất là khi các em đang chịu nhiều sự tác động từ các phía: internet, film, game, lối sống Tây hóa.
 
Theo đại diện các trường, việc buộc thôi học chỉ là biện pháp cuối cùng. Vì nếu để các em ra ngoài xã hội quá sớm sẽ tạo gánh nặng giáo dục cho gia đình và xã hội.

Để giảm thiểu tối đa trường hợp vi phạm trên, các trường đã đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị. Trong đó, việc duy trì và nhân rộng nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, đặc biệt là những mô hình do sinh viên tổ chức đang tạo dư luận tốt trong nhân dân.
 
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với gia đình người học, công an địa phương và các cơ quan chức năng để có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những tác động tiêu cực trong việc sử dụng dịch vụ internet, trò chơi điện tử. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nên được đa dạng hóa, duy trì bằng nhiều hình thức khác nhau để thu hút sự tham gia và quan tâm của các em.
 
Ngoài viện quản lý trong giờ chính khóa, Đoàn thanh niên, Hội nên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa thú vị, sinh động nhằm giúp sinh viên tránh tệ nạn xã hội và những tiêu cực trong xã hội.

Mai Hậu
.