Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201301/25852-nhin-lai-15-nam-thuc-hien-nghi-quyet-trung-uong-5-392855/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201301/25852-nhin-lai-15-nam-thuc-hien-nghi-quyet-trung-uong-5-392855/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 28/01/2013, 07:47 [GMT+7]
25852

Nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5

Ngày 25/1/2013, Huyện ủy, UBND, UBMTTQ huyện tổ chức tổng kết 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết quan trọng này. Đây là một trong những đơn vị điểm tổ chức tổng kết của tỉnh. 
 
Là một huyện miền núi hội tụ đầy đủ bản sắc văn hóa các dân tộc, nổi bật là bản sắc văn hóa Thái và Thổ, huyện Quỳ Hợp được biết đến là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc triển khai, thực hiện Nghị quyết TW5 (khóa VIII). Với ánh sáng của nghị quyết đã góp phần đưa cả hệ thống chính trị và toàn xã hội chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động về vai trò, nhiệm vụ của việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
 
Theo đó, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể của huyện đã tập trung tổ chức thực hiện đồng bộ, sâu rộng nghị quyết. Việc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết luôn được tổ chức nghiêm túc, hiệu quả, đúng theo yêu cầu đề ra. Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết TW5 đã được nêu rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện các khóa XVII, XVIII và XIX.
 
Câu lạc bộ chữ Thái được gìn giữ, bảo tồn và phát triển ở huyện Quỳ Hợp
 
Đồng thời, các văn bản liên quan đến lĩnh vực văn hóa cũng được quán triệt, học tập, triển khai đầy đủ, cụ thể hoá thành chương trình hành động của BCH, BTV Huyện ủy trong từng năm và trong các nhiệm kỳ.
 
Đặc biệt, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng và được thực hiện thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và trên hệ thống đài TT-TH huyện, bản tin nội bộ, trang thông tin điện tử, hệ thống đài truyền thanh các xã, thị trấn và hệ thống pano, áp phíc cùng các sự kiện, hoạt động văn hóa - văn nghệ, các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước...
 
Huyện cũng hết sức quan tâm chỉ đạo xây dựng chương trình hành động, kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết.. Hàng năm, BCH Đảng bộ huyện chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, kiểm điểm đánh giá thực hiện nghị quyết gắn với tổng kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn.
 
Thực hiện nhiệm vụ cụ thể được xác định trong nghị quyết đã đạt được một số kết quả như: Cấp ủy, chính quyền quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi người dân được tham gia các hoạt động văn hóa tại cộng đồng. Đến nay, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ cấp huyện đến cơ sở cơ bản đạt chuẩn.
 
Toàn huyện có 100% xã, thị có hội trường, nhà văn hóa, trong đó có 14/21 xã có nhà văn hóa đa chức năng đạt chuẩn với diện tích bình quân 200m2, trên 150 chỗ ngồi. Một số nhà văn hóa xã đã bố trí được phòng truyền thống, phòng thư viện; có 253/277 xóm, bản, khối có nhà văn hóa, 260/277 xóm, bản, khối có thiết bị phục vụ hoạt động như loa máy, bộ lễ nghi, khánh tiết, dụng cụ thể thao...
 
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đạt nhiều kết quả nổi bật. Hiện, toàn huyện có 22.920 gia đình được công nhận GĐVH (chiếm 81,4%), 188 làng, bản, khối đạt danh hiệu văn hóa (chiếm 67,9%); 49 trường học (chiếm 70%), 31 cơ quan (chiếm 64,6%), 9 trạm y tế (chiếm 42,9%) đạt danh hiệu đơn vị văn hóa và 5 xã đạt chuẩn xã văn hóa...
 
Hàng năm, tỷ trọng đầu tư chi ngân sách cấp huyện, xã cho văn hóa đã tăng tương ứng với nhịp tăng trưởng kinh tế (cấp huyện đạt 18 - 24%, cấp xã 15 - 22%); mỗi năm đã trích ngân sách từ 200 - 300 triệu đồng cho việc xây dựng huyện điểm văn hóa; liên tục từ 2002 đến nay, huyện đã trích ngân sách từ 30 - 70 triệu đồng cho CLB VH-NT huyện để phục vụ công tác in ấn tập san, hỗ trợ mỗi CLB VH dân gian 5 triệu đồng/năm; 15 - 20 triệu đồng/năm cho mỗi mô hình văn hóa. Trong vòng 15 năm qua, kinh phí phục vụ sự nghiệp văn hóa do nhân dân đóng góp và từ công tác xã hội hóa ước tính đạt trên 25 tỷ đồng.
 
Với một huyện có trên 36,4% là dân tộc Thái, nhằm bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết của đồng bào, từ năm 2006, huyện đã chỉ đạo thành lập CLB dạy học chữ Thái cho con em và cán bộ huyện, xã. Đến nay, CLB đã mở dạy được 8 lớp với trên 300 học viên tham gia. Hàng năm, nhân Lễ hội văn hóa Mường Ham tổ chức tại xã Châu Cường, huyện đã chỉ đạo thi viết chữ Thái.
 
Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang được chú trọng. Tục đón dâu của dân tộc Thái được tiến hành từ buổi đêm chuyển sang buổi ngày; 100% đám tang không để quá 48 giờ. Công tác lập hồ sơ, xếp hạng di tích được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Lễ hội truyền thống được phục dựng. Bản sắc văn hóa các lễ hội dân gian luôn được giữ gìn và phát huy, gắn với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch...
 
Đồng chí Cao Thanh Long - Bí thư Huyện ủy Quỳ Hợp cho biết: Tự hào là địa phương được chọn xây dựng huyện điểm văn hóa dân tộc thiểu số của cả nước, việc thực hiện Nghị quyết TW5 (khóa VIII) lại có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với huyện nhà. Thời gian tới, huyện sẽ cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền; thực hiện hiệu quả và toàn diện các nghị quyết chuyên đề, chỉ thị, kết luận, kế hoạch và các thông báo trên cơ sở các nhiệm vụ và giải pháp theo tinh thần nghị quyết đề ra.
 
Triển khai thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; thực hiện tốt công tác xã hội hóa để xây dựng kết cấu hạ tầng, các thiết chế văn hóa, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Tập trung đưa nhiệm vụ phát triển văn hóa vào nghị quyết, các chương trình, kế hoạch hàng năm để tổ chức thực hiện…
 
Khảo sát và chọn điểm chỉ đạo, xây dựng và nhân rộng mô hình trên tất cả các lĩnh vực, hoạt động văn hóa, trong đó chú trọng việc bảo tồn vốn văn hóa phi vật thể của đồng bào Thái, Thổ... Cùng với đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa; duy trì phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng.
 
Tiếp tục thực hiện NQTW5 (khóa VIII) gắn với thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
 
Tin rằng, với các nhiệm vụ trọng tâm, mục tiêu, giải pháp thiết thực, đồng bộ được đặt ra, huyện Quỳ Hợp sẽ thu được nhiều kết quả tốt đẹp hơn nữa trong lĩnh vực văn hóa, thực hiện Nghị quyết TW5 (khóa VIII), góp phần vào việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trên địa bàn.

Xuân Thống
.