Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201302/26171-choi-chu-thoi-nay-392622/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201302/26171-choi-chu-thoi-nay-392622/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Chơi chữ thời nay - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 14/02/2013, 07:06 [GMT+7]
26171

Chơi chữ thời nay

Thú chơi chữ, mà cụ thể là chữ Hán của người Hà Nội tồn tại hàng trăm năm nay. Vài chục năm qua tạm lắng đi, đến độ tưởng mất, giờ đang sống lại. Bài viết này mạn phép không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của nếp văn hóa ấy, mà còn xin được gợi mở một đôi điều, ngõ hầu tháo gỡ những khó khăn để cho chơi chữ là một trò chơi thuần Việt, có thể sống mãi với người Việt hiện đại, thời kỹ thuật số, truyền hình trả tiền…

Theo nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ, trước khi chữ Hán vào Việt Nam, người Việt cổ đã có một thứ ngôn ngữ riêng khá phát triển, được nhiều người gọi là ngôn ngữ Việt - Mường hay ngôn ngữ Môn - Khơ me. Thậm chí ngôn ngữ này đã có cả chữ viết. Các chứng tích sách vở và khảo cổ đã manh nha hé lộ điều đó. Dù cho đến nay vẫn chưa đủ những bằng chứng chắc chắn, tuy nhiên đã có nhiều lý do để hy vọng.

Từ đầu công nguyên, cùng với sự đô hộ kéo dài hàng 10 thế kỷ, chữ Hán được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam với vai trò là thứ văn tự hành chính chính thức, trong giao lưu kinh tế, thương mại, văn hóa… Đến thế kỷ thứ X, nước ta giành được độc lập nhưng các triều đại Việt Nam vẫn dùng chữ Hán và tiếng Hán làm phương tiện quan trọng để phát triển đất nước, trong đó có văn hóa.

Nhưng dù sao, một văn tự ngoại lai không thể nào đáp ứng được mọi nhu cầu giao tiếp, ghi chép, diễn đạt của một dân tộc. Chúng ta dễ dàng thấy điều này ở rất nhiều địa danh núi, sông, làng, xóm, tên người của người Việt, bên cạnh tên thông dụng trong dân gian lại có một tên ghi theo Hán tự một cách khiên cưỡng, chẳng hạn Chèm được ghi trong sổ sách là Từ Liêm; một quả gò nào đó trong kinh thành Thăng Long xưa được gọi là núi  Khán Sơn.v.v…

Để bù đắp vào sự bất lực đó của tiếng Hán, chữ Nôm ra đời, sử dụng những đường nét, thành tố, ngữ pháp và ngữ âm Hán - Việt để ghi ngữ âm Việt. Chữ Nôm từng đạt những đỉnh cao chói lọi. Thời Tây Sơn, nó được dùng làm ngôn ngữ chính thức trong hệ thống hành chính từ triều đình tới làng xã. Trong văn học, nó được dùng viết "Truyện Kiều", "Cung oán ngâm khúc", "Hoa Tiên", dịch "Chinh phụ ngâm", viết các truyện nôm khuyết danh, ghi chép ca dao tục ngữ. Nhà thơ, nhà văn hóa lớn Nguyễn Trãi đã từng dùng chữ Nôm để làm 254 bài thơ. Các nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… cũng vậy. Trên đời này, khó có ai tài tình trong sử dụng ngôn ngữ dân gian để sáng tác những bài thơ, câu đối thật hay như Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương(?) và có lẽ chính ngôn ngữ, cách nghĩ, cách cảm của nhân dân đã giúp cho những bài thơ, câu đối, văn tế… của các vị đó trường tồn cho tới ngày nay.

Tiếc rằng mới đây, nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện đầy sức thuyết phục rằng không hề có một Hồ Xuân Hương là tác giả của những bài thơ Nôm chúng ta đã biết. Hồ Xuân Hương chỉ là một hiện tượng văn học dân gian, lấy tên của một người để gán cho những bài thơ mà tác giả thật không muốn hoặc không thể lộ diện, như hiện tượng nhiều bài thơ Bút Tre hiện nay lại không phải là của Bút Tre vậy.

Trước đã có ý kiến bản dịch "Chinh phụ ngâm" phổ biến hiện nay không phải của Đoàn Thị Điểm mà của Phan Huy Ích, giờ lại chuyện Hồ Xuân Hương và điều đó có thể là thật. Sự thật không thiên vị ai. Đành phải chấp nhận tuy rất buồn. Văn học Việt Nam mất đi hai bà chúa thơ tài tình bậc nhất, chẳng lẽ không buồn sao?

Thú chơi chữ đang ngày càng thịnh hành tại Hà Nội mỗi dịp tết đến xuân về. Trong ảnh: Một "ông đồ trẻ" đang thực hiện việc... cho chữ trên hè phố Văn Miếu. Ảnh: Quốc Anh.

Nhưng chữ Nôm cũng còn vô số nhược điểm. Trước hết, nếu không học qua tiếng Hán thì không học được chữ Nôm, mà bấy giờ đến 95% dân số nước ta là mù chữ. Thứ hai, vì phải sử dụng các chất liệu của một ngôn ngữ khác để cấu tạo, nên chữ Nôm rất thiếu chính xác, một từ có thể ghi nhiều âm, một âm có thể được ghi bằng nhiều từ, những từ đồng âm, đồng nghĩa, từ kiêng húy… rất khó phân biệt. Đó là những lý do để chữ Nôm khó bứt lên được. Nó tồn tại song song với chữ Hán, song trong ngôn ngữ hành chính, giao lưu chính thức, nó lép hơn hẳn chữ Hán.

Đến thế kỷ XVII, do nhu cầu truyền đạo và thương mại, một nhóm giáo sĩ dòng Tên của Phương Tây sáng tác ra chữ ta vẫn quen gọi là Quốc ngữ, dùng ký tự Latinh ghi âm Việt. Trải qua gần 4 thế kỷ vật lộn với các ngữ khác, đến những năm giữa của thế kỷ XX, nó trở thành ngôn ngữ chính thức của nước ta, được khẳng định trong Hiến pháp.

Như thế là từ chỗ chữ Hán độc tôn (thời gian này kéo dài hàng nghìn năm), có thời kỳ cùng một lúc, ở nước ta tồn tại song hành 4 ngôn ngữ (Hán, Nôm, Pháp, Quốc ngữ) cho đến ngày nay chữ phổ biến nhất, được pháp luật thừa nhận ngôn ngữ chính thức là Quốc ngữ và được gọi là tiếng Việt.

Kể dài dòng như thế để nói rằng việc từ bỏ tiếng Hán được Việt hóa về mặt phát âm là Hán - Việt là một quá trình đào thải tự nhiên, không thể níu kéo và cũng không níu kéo làm gì. Tiếng Việt, trong đó có chữ Việt hiện nay là một công cụ vô cùng hữu ích cho sự phát triển của đất nước, một may mắn của lịch sử. Nhưng từ bỏ tiếng Hán hay hệ chữ vuông nói chung cũng làm mất đi rất nhiều vốn văn hóa của dân tộc. Ký tự Hán - Nôm đã trở thành…tử ngữ với gần 90 triệu người Việt bây giờ.

Chúng ta trở nên mù chữ với hàng chục vạn trang sách, hàng vạn văn bia,  gia phả, thần phả, vô số câu đối, liễn, hoành phi ở các đình, chùa, cổng làng cha ông đã gìn giữ từ bao đời, chắt chiu để lại. Người Châu Âu từ bỏ tiếng Latinh là từ bỏ quá khứ. Chúng ta cũng phải đau xót  đoạn tuyệt với một phần không nhỏ quá khứ văn hóa từng có bề dày hơn nghìn năm khi bỏ chữ Hán Nôm. Nhưng như một qui luật, tập quán văn hóa thường sống lâu bền hơn cả những quyết định hành chính, trong đó có tập quán chơi chữ của người Hà Nội và không cứ người Hà Nội, ở mọi miền đất nước.

Xưa, quanh năm sống cùng chữ Hán Nôm nhưng rộ nhất vẫn là dịp xuân, dịp Tết. Vào thời điểm này, tranh treo cánh cổng, liếp dại hay trong nhà, ngoài ngõ, lời chúc trên phong bao mừng tuổi, lời khấn trước tổ tiên thần phật, câu đối mừng năm mới đều là thứ chữ vuông viết trên giấy đỏ. Hiểu, cũng có người hiểu nhưng dù không hiểu, chỉ ang áng nghĩa cũng không sao. Để trang trí nhà cửa và cũng một phần là mong ước tâm linh, người ta xin chữ những người hay chữ. Người hay chữ cũng có hạn. Thế là các cụ rủ nhau lên phố, ra chợ bán chữ.

Bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên là trong hoàn cảnh ấy. "Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu giấy đỏ/ Trên phố đông người qua". Muốn đông khách, chữ phải đẹp; biết ý muốn của khách để chọn chữ và phải rẻ. Mưa xuân lay phay, trời mây đùng đục màu sữa, vừa xuýt xoa rét vừa theo dõi ngọn bút của ông đồ lướt trên vuông vải hoặc ô giấy đỏ thắm, tưởng như mua được chữ Tâm, chữ Đức, chữ Phúc, chữ Khang là có nghĩa những chữ ấy cũng theo mình về nhà, phù hộ cho một năm yên bình, hạnh phúc.

Nhưng cùng với trào lưu Tây học, cùng với tao loạn đạn bom, cùng với quan niệm khô cứng một thời, nghề bán chữ, mua chữ cũng tàn lụi dần, có thời gian bặt hẳn, coi đó là tàn dư phong kiến.

Cuộc cách mạng nào chẳng có cực đoan, những tổn thất không đáng có. Vấn đề là những cực đoan đó chỉ là nhất thời, nằm ngoài mong muốn. Tục viết chữ ngày Tết cũng vậy. Đời sống lên dần, an cư hơn, người ta lại muốn có một chữ mang sở nguyện riêng treo trong nhà, vừa là trang trí vừa là tâm linh. Và thế là tục mua chữ, bán chữ sống lại. Hà Nội ngày nay, hoa quất hoa đào và rất nhiều hoa khác, cả giống nội và giống ngoại rủ nhau ra đê cho rộng thoáng. Hà Nội ngày nay chơi nhiều hơn ăn, đi du lịch xa thay thăm hỏi quanh quẩn trong họ hàng. Hà Nội ngày nay có hẳn một chợ chữ, một phố mua bán chữ chiếm hết phố Văn Miếu vài trăm mét, bên ngoài bức tường gạch cổ đã rêu phong Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Vẫn những ông đồ già.

Các nhà nghiên cứu Hán - Nôm, những người có phần am hiểu Hán - Nôm và nhất là viết chữ đẹp coi đây vừa là một cái thú tao nhã, vừa là dịp làm ăn, bù vào khoản lương hưu có phần eo hẹp. Nhưng đông nhất vẫn là thanh niên, cả người bán chữ và người cho chữ. Họ là sinh viên các khoa tiếng Trung hoặc một cơ quan, doanh nghiệp dùng tiếng Trung nào đó đi kiếm tiền tiêu tết. Họ là nam nữ sinh viên các trường đại học hay ở vùng quê xa xôi muốn kiếm món quà ý nghĩa nhưng rẻ để tặng bạn hoặc cho chính mình nhân dịp đầu xuân. Đi lại tấp nập. Mua bán lịch sự. Không mặc cả và không ép giá, dù sao trên đồng tiền còn là chữ, còn là văn hóa.

Nhưng đi chợ chữ cũng thấp thoáng nỗi buồn. Hầu hết người mua chữ đều chỉ hiểu mang máng những chữ mình cầm trên tay. Hán - Nôm đã thành "chữ chết", chữ trong quá khứ, việc họ không hiểu là tất nhiên và cũng không thể bắt họ hiểu. Một số người, vì điều đó và vì ý thức dân tộc nên nghĩ ra cách viết chữ Quốc ngữ theo chiều đọc từ trên xuống và phải trước, trái sau, chữ cũng uốn lượn theo kiểu thư pháp của chữ vuông. Nhưng có chỗ không đẹp, thậm chí là khó đọc khó hiểu. Biết làm sao được, chơi chữ đẹp là một thói quen văn hóa cần khuyến khích, trong khi cách viết hiện nay hình như chỉ thích hợp với chữ vuông...


VNCA
.