Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201302/25989-thuy-chung-son-sat-vi-su-phat-trien-ben-vung-392771/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201302/25989-thuy-chung-son-sat-vi-su-phat-trien-ben-vung-392771/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Thủy chung, son sắt vì sự phát triển bền vững - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 12/02/2013, 14:00 [GMT+7]
25989

Thủy chung, son sắt vì sự phát triển bền vững

Quan hệ Việt Nam - Lào đã trở thành một tấm gương mẫu mực, thủy chung, trong sáng, vững bền trong quan hệ quốc tế. Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay xỏn Phôm vi hản gây dựng, được các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp, được thử thách qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân, đế quốc vì độc lập dân tộc và ngày càng không ngừng được củng cố, phát triển vững chắc, trở nên “rắn như thép, vững như đồng” và phát huy hiệu quả thiết thực; trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc.
 
1. Hai nước Việt Nam - Lào nói chung và các tỉnh có chung đường biên giới với Nghệ An (Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bôlykhămxay) là láng giềng gần gũi, cùng dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, có quan hệ gắn bó mật thiết lâu đời với nhau về nhiều mặt, trở thành bạn bè thuỷ chung son sắt, cùng một chiến hào, cùng một ý chí chống lại kẻ thù chung. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào là tài sản vô giá của hai dân tộc.
 
Đó là mối quan hệ đặc biệt, được xây đắp và nuôi dưỡng bằng công sức, mồ hôi, xương máu của nhiều thế hệ cách mạng Việt Nam và Lào trong suốt chiều dài lịch sử, là nhân tố đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước.
 
Năm 1962, hai nước Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Đến ngày 18/7/1977, hai nước đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào và Hiệp ước Hoạch định biên giới Quốc gia, nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Trong những năm gần đây, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Lào nói chung, giữa tỉnh Nghệ An với các tỉnh của nước bạn Lào cùng chung biên giới nói riêng có bước phát triển mới.
 
Công an Nghệ An và Công an Bôlykhămxay ký kết bảo vệ ANTT
 
Đến nay, Nghệ An đã có trên 50 doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư vào thị trường Lào trên các lĩnh vực: Xây dựng thuỷ điện và các công trình giao thông, kiến trúc, khai thác khoáng sản, chế biến vận chuyển gỗ, trồng cây công nghiệp… với tổng vốn đầu tư gần 20 triệu USD. Nghệ An cũng đã thực hiện nâng cấp Cửa khẩu Thanh Thủy thành cửa khẩu Quốc gia; giúp tỉnh Hủa Phăn khảo sát, thiết kế để xây dựng tuyến đường từ Cửa khẩu phụ Thông Thụ - Nậm Táy đến thị xã Sầm Nưa. Việc trao đổi, mua bán giữa hai bên được quan tâm, mở rộng...
 
Mới đây (tháng 8/2012), Nghệ An đã tổ chức thành công Hội nghị “Xúc tiến đầu tư Nghệ An - Xiêng Khoảng”. Tại Hội nghị, đã có 15 dự án đầu tư giữa các doanh nghiệp Nghệ An và Lào được ký kết đầu tư vào tỉnh Xiêng Khoảng trong các lĩnh vực nông nghiệp, khai thác chế biến khoáng sản, du lịch. Về giáo dục và đào tạo, trong những năm qua, Nghệ An đều tiếp nhận giúp đào tạo nguồn cho cán bộ các tỉnh của Lào.
 
Năm học 2011 - 2012, tiếp nhận 85 cán bộ, sinh viên của các tỉnh Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay và Hủa Phăn học tiếng Việt tại Trường CĐSP Nghệ An. Hiện có trên 400 cán bộ, sinh viên Lào đang học tập tại Trường ĐH Vinh, ĐH Y khoa Vinh, CĐSP, CĐ KT - KT, CĐ nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc, giúp tỉnh Xiêng Khoảng xây dựng nhà văn hóa, trường học; phối hợp tìm kiếm hài cốt quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất bạn Lào, giai đoạn 1985 - 2011 đã quy tập, cất bốc được hơn 12.000 hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia về yên nghỉ ở NTLS Việt - Lào và NTLS Đô Lương; thực hiện tốt kế hoạch tăng dày và tôn tạo mốc quốc giới giữa Việt Nam - Lào...
 
2. Năm 1967, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang trong thời kỳ ác liệt, cùng với sự ra đời của Ban Miền Tây C, Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Nghệ An được thành lập, đáp ứng tình cảm và lòng mong mỏi của người dân đối với mối quan hệ đặc biệt với nước bạn Lào. Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Nghệ An là thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Nghệ An.
 
Trong suốt chặng đường đã qua, Hội luôn cố gắng, hăng hái, tâm huyết hoạt động nhằm góp phần vun đắp tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào nói chung và giữa nhân dân Nghệ An với nhân dân các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bôlykhămxay. Nhiệm vụ hàng đầu được Hội xác định là: Tuyên truyền, giới thiệu về đất nước, con người, những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta với nhân dân Lào; giáo dục sâu rộng về quan hệ hữu nghị và tình đoàn kết đặc biệt Việt - Lào trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
 
Hoàn thành cắm mốc biên giới Việt - Lào
 
Hàng năm, nhân các ngày lễ trọng đại của 2 nước, Hội đã phối hợp với các cơ quan thông tin làm tốt công tác tuyên truyền; phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Sở GD&ĐT, Tỉnh đoàn, Hội CCB, các trường ĐH - CĐ tổ chức thành công cuộc thi "Việt - Lào trong trái tim tôi"; phối hợp với Trung tâm điện ảnh trình chiếu các bộ phim tại các địa phương trong tỉnh nhân các ngày trọng đại của CHDCND Lào; xuất bản các tập sách, kỷ yếu ca ngợi về quê hương của hai nước, hai dân tộc.
 
Các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện quan trọng trong quan hệ hữu nghị Việt - Lào được tổ chức thường niên, tạo được ấn tượng sâu sắc, thiết thực và có tính giáo dục cao. Ngoài ra, Hội đã tổ chức đoàn Carnavan sang giao lưu thể thao, văn hóa với tỉnh ta; thường xuyên duy trì quy chế trao đổi kinh nghiệm với Hội hữu nghị Lào - Việt Nam của tỉnh Xiêng Khoảng; cùng các địa phương và các đồn biên phòng vận động bà con các xã biên giới Việt Nam - Lào chống di dịch cư trái phép, buôn bán hàng cấm, truyền đạo trái phép, tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới, giữ gìn ANCT, TTATXH hai bên biên giới, giúp nhau trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế, sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi như Dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn, mở diện tích lúa nước, trồng chè, cà phê, chế biến nhựa thông, chăn nuôi bò ở Xiêng Khoảng do tỉnh Nghệ An triển khai; tuyến xe khách Vinh - Viêng Chăn, Vinh - Phônxavẳn hình thành; công trình nhà sàn lưu niệm của Bộ Quốc phòng Lào tại quê nội Bác Hồ đang được tu bổ...
 
Hơn 4 thập kỷ qua, Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Nghệ An đã lớn mạnh về đội ngũ với 11 chi hội gần 2.000 hội viên. Ghi nhận những thành tích và công lao đóng góp vun đắp cho tình hữu nghị Việt Nam - Lào, những năm qua, Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Nghệ An đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý. Năm 2007 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; được Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam tặng nhiều Bằng khen và 12 cá nhân được tặng kỷ niệm chương; Cờ thi đua của UBND tỉnh tặng năm 2011. Đặc biệt, năm 2012, Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Nghệ An vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
 
Tổ chức lễ hội Tết Bunpimay cho lưu học sinh Lào ở Trường ĐH Vinh
 
Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và TW Hội về lĩnh vực hợp tác đầu tư phát triển giữa hai nước, nhằm phát huy truyền thống và những kết quả đã đạt được, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Nghệ An sẽ phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nhằm đưa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả thiết thực, góp phần duy trì và phát triển mối quan hệ hữu nghị, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giữa hai nước, của các tỉnh cùng biên giới, nhất là giúp thế hệ trẻ hai nước nhận thức sâu sắc về mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào là tài sản vô giá chung của hai dân tộc, cần phải được nâng niu, bảo vệ và phát huy trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế ở mỗi nước, góp phần làm cho mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt Việt - Lào ngày càng được củng cố và phát triển lên tầm cao mới, như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thương nhau mấy núi cũng trèo/ Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua/ Việt - Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”.

Xuân Thống
.