Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201302/26398-can-tra-lai-su-ton-nghiem-cho-den-duc-hoang-392466/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201302/26398-can-tra-lai-su-ton-nghiem-cho-den-duc-hoang-392466/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cần trả lại sự tôn nghiêm cho đền Đức Hoàng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 26/02/2013, 08:00 [GMT+7]
26398

Cần trả lại sự tôn nghiêm cho đền Đức Hoàng

Đền Đức Hoàng thuộc xã Phúc Thành (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) được xây dựng từ thế kỷ thứ XIII, thời nhà Trần để thờ vị tướng có nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên là Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn. Đền Đức Hoàng đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1998.
 
Ngôi đền này phong cảnh hữu tình nổi tiếng linh thiêng nên du khách khắp mọi nơi hành hương về ngày một đông. Tuy nhiên, trong những ngày đầu năm Quý Tỵ này những ai đã từng đến đây dâng hương không khỏi bức xúc với những cảnh lộn xộn, mất mỹ quan trong khu di tích. Có mặt tại đền vào ngày đầu năm, theo quan sát của chúng tôi, ngay trước cổng đền đủ loại đèn hoa, đồ mã, lịch tử vi bày bán la liệt.
 
Giá ở đây cái gì cũng đắt. Nhưng có lẽ hốt bạc nhất là cành hoa nhỏ làm bằng giấy có ảnh phật bà Quan Âm Bồ Tát. 5.000 đồng/cành. Người mua vào đền nhờ “thầy” cúng xong đem về đặt lên bàn thờ để cho phật bà phù hộ. Hầu như khách hành hương đến đây đều mua cành hoa này. Tiếp đến là gửi xe máy với 5.000 đồng/xe.
 
 
Khu vực bán sớ, số xăm đền Đức Hoàng, mỗi năm doanh thu hàng tỉ đồng
 
Cảnh tượng mất mỹ quan đập vào mắt chúng tôi khi bước vào là một đống rác nằm chình ình ngay trước cổng đền, ao nước bên trái cổng đền cũng đựng đầy rác thải, bốc mùi hôi nồng nặc. Rác thải như: Ni lông, giấy kẹo, bánh, vỏ hộp sữa, giấy... còn bị vứt bừa bãi từ cổng đền vào tận cửa đền mà không được quét dọn. Anh Nguyễn Hiếu một du khách ở Hà Nội lắc đầu ngao ngán: “Chốn linh thiêng sao lại để rác thải tấn công như thế này thì không thể chấp nhận được”.
 
Đi sâu vào trong đền mới thấy khu vực bán sớ, bán phiếu cầu yên, tờ giải hạn, bán bùa, bán tờ xăm... náo nhiệt. Mọi người chen chúc nhau để mua. Điều mà nhiều người dân thắc mắc là một tờ giấy giải hạn khổ A3 được phô tô và 3 lá bùa nhỏ bằng 3 ngón tay mà lại có giá tới 34.000 đồng; tờ in sẵn quẻ xăm bằng nửa tờ giấy A4 cũng có giá 10.000 đồng...
 
Sau khi mua được các tờ giải hạn, bùa và phiếu cầu yên mọi người viết tên tuổi gia chủ, nguyện vọng lên các loại giấy rồi tới chính điện chờ tới phiên vào lễ. Năm nay đền Đức Hoàng không cho người viếng thắp hương ở chính điện, mà chỉ được thắp ở phía ngoài. Do lượng khách quá đông nên Ban quản lý phải chia thành từng đợt, mỗi đợt khoảng vài trăm người rồi khóa cửa đền lại.
 
Rác thải chất thành đống trước cửa đền
 
Cứ làm lễ xong một đợt lại mở khóa cho lượt khách khác vào. Nhiều du khách ở Diễn Châu và Quỳnh Lưu phản ánh vào ngày mồng 1 - 3 Tết Quý Tỵ vì đông người nên họ phải mất tiền cho “cò” đền từ 50.000 - 100.000 đồng để được làm lễ sớm hơn. Nhiều người chờ cả ngày không được đành phải thắp hương, đặt lễ bái vọng ở ngoài rồi ngán ngẩm ra về.
 
Cảnh tranh dành đặt lễ, chen lấn, xô đẩy, văng tục những ngày này vẫn diễn ra tạo nên sự bát nháo, hỗn loạn. Nhiều người còn thi nhau khấn vái thật to để phật nghe thấy nguyện cầu của mình cho thấy một bức tranh ngao ngán nơi chốn tâm linh.
 
Để khuôn viên đền Đức Hoàng xứng tầm với những giá trị văn hóa lịch sử vốn có, là địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh thâm nghiêm cho du khách gần xa, thiết nghĩ, các cấp chính quyền huyện Yên Thành cần có giải pháp kịp thời chấn chỉnh những tồn tại đã nêu trên, trả lại vẻ uy nghiêm cho đền Đức Hoàng.
 
Được biết, mỗi năm Ban quản lý di tích Đền Đức Hoàng doanh thu từ việc bán sớ, số xăm... lên đến hàng tỉ đồng. Tuy nhiên, ngôi đền này hiện nay đang xuống cấp trầm trọng nhưng vẫn chưa được tôn tạo và trùng tu đúng nghĩa với một ngôi đền được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Lê Hà - An Nguyễn
.