Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201303/26915-dua-hoc-sinh-dan-lai-den-truong-con-nhieu-kho-khan-392074/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201303/26915-dua-hoc-sinh-dan-lai-den-truong-con-nhieu-kho-khan-392074/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Đưa học sinh Đan Lai đến trường: Còn nhiều khó khăn - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 20/03/2013, 08:12 [GMT+7]
26915

Đưa học sinh Đan Lai đến trường: Còn nhiều khó khăn

Ở phía góc bên phải của trường, 4 phòng học với 57 em là người dân tộc Thái, Đan Lai lại phân công nhau để tự lo cho bữa ăn trưa của mình.
 
Trường THCS Châu Khê hiện nay có 246 học sinh, trong đó có đến 144 em thuộc diện hộ nghèo. Trường tập trung chủ yếu là con em dân tộc Thái và Đan Lai. Trước năm 2010, do điều kiện đi lại đường sá xa xôi, hiểm trở, nên số lượng học sinh theo học rất ít. Được sự quan tâm từ phía Đảng ủy, UBND xã Châu Khê và đặc biệt là các thầy cô giáo Trường THCS Châu Khê nên sau một thời gian các em lại tiếp tục con đường đến trường của mình.
 
 
Học sinh Đan Lai cặm cụi nhen lửa để nấu ăn
 
Nhắc đến điều này, cô giáo Lữ Thị Sen - Tổng phụ trách Đội cho biết: Để đến được trường, các em học sinh người Đan Lai ở bản Khe Bu, Khe Nà, bản Diềm phải vượt gần 20km, đường đồi núi hiểm trở. Vào mùa mưa lũ bùn nhão và trơn nên học sinh đến trường rất nguy hiểm, tình trạng bỏ học thường xuyên xảy ra.
 
Đứng trước tình hình đó, nhà trường đã cử các thầy cô vào động viên các em đến trường. Đồng thời, để tạo điều kiện cho con em theo học, nhà trường đã bố trí 4 phòng để phục vụ ăn, ở tại trường cho học sinh dân tộc Đan Lai, Thái. Không giống như người Thái, các bậc phụ huynh người Đan Lai do nhận thức còn thấp, họ phó mặc con cái của mình cho giáo viên. Vì vậy, các thầy, cô giáo trong trường ngoài việc trồng thêm rau xanh để cải thiện đời sống, mỗi giáo viên còn trích 50.000 đồng/tháng để hỗ trợ mua gạo cho các em. Tết Nguyên đán vừa qua, xã Châu Khê cung cấp 5 tạ gạo hỗ trợ thêm cho các em dân tộc bán trú.
 
Ngoài công tác vận động, lãnh đạo nhà trường đã giao cho đội phân công giáo viên trực ngay tại trường, giáo viên ký túc giám sát các em sinh hoạt sau mỗi buổi học. Lên lịch trình cụ thể cho các em như giờ nào thì chơi thể thao, giờ nào thì học bài, đi ngủ... Lo toan cho việc dạy, mỗi thầy, cô giáo còn có gia đình riêng nên không thể theo sát được các em ngoài việc hướng dẫn. “Có những lần, hướng dẫn các em xong. Cũng dạ dạ, vâng vâng. Khi cô trở về phục vụ cho gia đình quay lại thì một vài em chạy ra quán ăn vặt, một vài em khác thì bảo em không muốn ăn”, cô Sen cho hay.
 
Em Lô Thị Trang, học sinh lớp 6 vừa cất vội chiếc cặp, chạy đến bì gạo đang để sẵn trên góc giường lấy gạo nấu cơm. Tay em yếu ớt kéo từng đài nước. Vo gạo xong, cho nước vào nồi em loay hoay nhún người để cắm dây vào ổ điện. Trong lòng phấp phỏng lo âu “mong cơm chín, chứ nhiều hôm sống ăn không được”.
 
Từ phía xa, một vài em đã đi chợ về, trên tay mỗi em là bắp cải và một vài con cá biển. Các em chia thành nhóm, phân công mỗi người làm một việc. Phía sau chỗ ở, trường bố trí một nơi để các em nấu ăn. Nhìn cảnh các em vụng về nhen lửa, chúng tôi không khỏi chạnh lòng.
 
Dạo quanh phòng ở của các em dễ dàng nhận thấy sự bề bộn, không ngăn nắp khi thiếu đi bàn tay của người lớn. Trần nhà có chỗ đã hư hỏng nặng, giường nằm đã ọp ẹp, chiếu thì rách nát. Em La Thị Phát, học sinh lớp 9 bẽn lẽn: “Học xong đây là em nghỉ. Gia đình không có điều kiện, bố mẹ còn phải nuôi 2 em ăn học nữa. Ở đây cũng vui, một tuần, có khi là hai tuần em mới về nhà. Thời gian đầu nhớ nhà nhưng ở đây có nhiều bạn bè, có chỗ để chơi nên giờ thấy bình thường rồi”.
 
Trao đổi với chúng tôi, thầy Cao Khắc Hùng - Hiệu trưởng Trường THCS Châu Khê cho hay: Hiện nay, trường gặp rất nhiều khó khăn. Bước đầu chỉ là giúp cho con em người dân tộc được đến trường đều đặn. Nhận thức của các bậc phụ huynh còn thấp kém, nhất là bà con dân tộc người Đan Lai, họ phó mặc cho các thầy, cô giáo tại đây. Về lâu dài, cần có một người chuyên phục vụ nấu ăn cho các em, với các thầy, cô giáo ngoài chuyên môn còn có gia đình riêng không thể cáng đáng được mọi việc. Điều đó đồng nghĩa với việc cần có một chế độ cũng như nguồn kinh phí để tìm được người phục vụ cho các em.
 
Hướng sắp tới, sau khi phòng được xây dựng, nhà trường sẽ huy động thêm số lượng học sinh tại 4 bản cách xa trường, bố trí người phục vụ với chế độ để đảm bảo được chất lượng học cũng như sinh hoạt cho các em dân tộc nơi đây.

Phan Tuyết - Ngọc Anh
.