Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201411/nguoi-luu-giu-net-dep-van-hoa-ban-xiem-562453/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201411/nguoi-luu-giu-net-dep-van-hoa-ban-xiem-562453/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Người lưu giữ nét đẹp văn hoá bản Xiểm - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 24/11/2014, 15:08 [GMT+7]

Người lưu giữ nét đẹp văn hoá bản Xiểm

(Congannghean.vn)-Ở vào cái tuổi thất tuần nhưng ông vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Nước da ngăm đen, đậm chất núi rừng, ông được bà con trong bản làng tin yêu, kính trọng. Ông là Lê Duy Khẩn, Chủ nhiệm CLB VHDG bản Xiểm, xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp.
 
Bên chén trà nóng hổi, ông Khẩn chia sẻ về mình, ông là người con của dân tộc Thổ. Không như bạn bè cùng trang lứa, ông được sinh ra trong gia đình có điều kiện hơn. Thân sinh là cán bộ cách mạng nên bản thân ông được học hành đến nơi đến chốn. Ông là một trong số ít học viên người dân tộc thiểu số của Trường Trung cấp Chính trị Trần Phú Nghệ Tĩnh.
1913up.zip
Những vật dụng cổ của dân tộc Thổ được CLB VHDG bản Xiểm sưu tầm về trưng bày ở nhà văn hóa
 
Tốt nghiệp, ông về dạy trường Đảng của huyện nhà (nay là Trung tâm chính trị huyện), sau đó chuyển sang làm cán bộ tuyên giáo được thời gian thì tăng cường về xã Hạ Sơn làm Bí thư Đảng ủy cho đến ngày về hưu. Ở cương vị nào ông Khẩn cũng dành trọn tâm huyết, một lòng một dạ phục vụ nhân dân. 
 
“Làm cán bộ thời bao cấp cực lắm. Có những hôm lãnh đạo huyện về kiểm tra, muốn làm bữa cơm mời khách, bà Đức (vợ tôi) phải đem thóc giống ra giã để nấu. Nhiều bận đi vào xóm họp dân gặp phải trời mưa gió, đường sá đi lại khó khăn, đèn pin không có, khổ cực lắm với cây đèn dầu lúc tỏ, lúc mờ”, ông bộc bạch. Nhớ lại, Hạ Sơn mấy năm trước nghèo lắm, điện đường chưa có, người dân với trình độ dân trí thấp khiến ông day dứt. Giờ đây, cùng với công cuộc xây dựng nông thôn mới, đời sống người dân đã lắm đổi thay, con em được học hành đến nơi đến chốn, trình độ dân trí được nâng cao. Hạ Sơn đang ngày một thay da đổi thịt, sức sống ở bản làng đang được hồi sinh.
 
Giữa những bộn bề của cuộc sống, ông lui về nghỉ ngơi, nhưng nỗi trăn trở, âu lo vẫn luôn thường trực trong ông khi nghĩ tới những giá trị văn hóa của dân tộc mình đang dần bị mai một. Nhận thấy lớp trẻ bây giờ không còn mấy ai mặn mà với làn điệu dân ca, truyện cổ, nhạt nhòa, lạ lẫm trước những dụng cụ truyền thống mà cha ông xưa để lại, ông Khẩn “đứng ngồi không yên”.
 
Ông bàn với ban cán sự bản Xiểm thành lập CLB VHDG. Từng có kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phân công công việc, ông Khẩn đã đứng ra thành lập CLB VHDG do ông làm Chủ nhiệm. CLB được chia thành 4 nhóm: Nhóm sưu tầm vật dụng cổ, nhóm sưu tầm những làn điệu dân ca, truyện cổ, nhóm sưu tầm văn hóa ẩm thực và nhóm tìm hiểu về phong tục, tập quán cổ truyền. Các nhóm đã chia nhau đi tới các bản làng, tìm đến những bậc cao niên trong làng hỏi chuyện, ghi chép, lấy tư liệu báo cáo về cho Ban chủ nhiệm để tổng hợp.
 
Những bỡ ngỡ ban đầu của các thành viên trong CLB dần được tháo gỡ, khi được nghe ông Khẩn phân tích, giải thích để thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hóa cổ truyền. Không những thế, ông còn đích thân lặn lội tìm đến những người già ở trong bản để nghe họ hát, học từ họ những làn điệu dân ca Thổ như hát dả ời, múa đu đu điềng điềng, tập tính tập tang... Vừa học hát, học múa, ông vừa vận động con cháu trong làng thành lập đội văn nghệ truyền dạy những làn điệu đó.
 
CLB VHDG bản Xiểm ra đời đến nay đã sưu tầm được 26 loại nhạc cụ, dụng cụ cổ của người dân tộc Thổ như: Lưới săn nai, móm sắt, nỏ bắn chim, rổ xúc cá, ống và đòn gánh nước. Bên cạnh việc sưu tầm, bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống, ông Khẩn có một niềm đam mê, thú vui là thường xuyên tham gia viết bài đăng trên các tạp chí Văn học Nghệ thuật của huyện.
 
Ông cười tâm sự: “Viết bài đăng báo hay sưu tầm cổ vật với tôi đều không ngoài mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Thổ ở Hạ Sơn...”. Nhắc đến người vợ của mình, ông Khẩn không giấu nổi xúc động lẫn biết ơn, người đã cùng ông trải qua những năm tháng bần cùng. Chính bà đã thấu hiểu, chia sẻ, chắt chiu từng đồng khi ông học hành đến khi về công tác tại quê nhà. Sự hy sinh thầm lặng của bà là động lực để ông phấn đấu và cống hiến cho quê hương.
.

Phan Tuyết

.