Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201706/canh-bao-benh-viem-nao-nhat-ban-khi-vao-he-743097/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201706/canh-bao-benh-viem-nao-nhat-ban-khi-vao-he-743097/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cảnh báo bệnh viêm não Nhật Bản khi vào hè - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 16/06/2017, 15:06 [GMT+7]

Cảnh báo bệnh viêm não Nhật Bản khi vào hè

Trẻ sốt cao đột ngột, buồn nôn, nôn khan, đau đầu, phản ứng lờ đờ, chậm chạp... là những dấu hiệu nghi ngờ bị viêm não Nhật Bản, cần phải đưa ngay đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Một bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Một bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Viêm não Nhật Bản (VNNB) là nhóm bệnh nặng trong các bệnh nhiễm trùng thần kinh trung ương. Khi có nhiễm trùng thần kinh, trẻ sẽ mệt mỏi, bỏ chơi và cơ thể không tiếp nhận thuốc hạ sốt. Đặc biệt, nếu không được chữa trị kịp thời, VNNB để lại di chứng rất nặng, nhất là với trẻ lớn.
 
Theo ThS.BS. Đỗ Thiện Hải, Phó Trưởng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), mùa hè là “mùa” của bệnh VNNB do điều kiện thời tiết thuận lợi cho loại muỗi sinh sôi và lây truyền bệnh. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải hết sức lưu ý những triệu chứng sốt bất thường của trẻ. Hiện tại, Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị cho 4-5 bệnh nhân mắc VNNB.
 
BS. Hải cho biết, triệu chứng ban đầu của VNNB rất giống với những viêm nhiễm khác nên khó phát hiện. Tuy nhiên, đến ngày thứ 2, 3 thì triệu chứng của bệnh biểu hiện rõ dần như: Sốt cao đột ngột, buồn nôn, nôn khan, đau đầu, phản ứng lờ đờ, chậm chạp.
 
Nhiều gia đình thấy trẻ nôn nhiều thì dùng thuốc chống nôn và việc này làm mờ đi triệu chứng của bệnh, khiến bác sĩ sẽ khó chẩn đoán hơn.
 
Theo khuyến cáo của BS. Hải, nếu thấy trẻ sốt cao không hạ được nhiệt độ, phụ huynh nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế theo dõi để có cách ứng phó kịp thời nếu trẻ bị viêm não.
 
Đồng thời, để phòng tránh bệnh VNNB cũng như các bệnh viêm màng não nói chung, nên tiêm vaccine đầy đủ cho trẻ. Bên cạnh đó, phải cắt vector truyền bệnh, đó chính là muỗi, bằng cách dọn dẹp môi trường sống chung quanh sạch sẽ, không có ổ nước, không có vật chứa nước lâu ngày…
 
Trước thông tin mới đây về vụ việc 3 cháu bé tại Cao Bằng tử vong nghi do ngộ độc sau khi ăn vải, BS. Đỗ Thiện Hải nhận định, không có sự liên quan nào giữa việc ăn vải với VNNB: “Bệnh VNNB là do muỗi lây truyền, không phải do ăn vải”. Nếu những bệnh nhi đó thật sự ăn quả vải và sau thời gian ngắn từ 1, 2 giờ hoặc vài ngày có thể gây ra viêm não, thì chắc chắn không phải là VNNB, vì khi bệnh nhân bị muỗi mang mầm bệnh VNNB đốt, thời gian ủ bệnh để virus phát triển thường từ 3-7 ngày.
 
BS. Hải cũng cho rằng, khi ăn vải quá nhiều lúc đói, có thể gây ra tác dụng phụ là hạ đường huyết, nhưng đây là triệu chứng xử lý khá đơn giản, không ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.
 
Ngày hôm qua, 15/6, ông Lục Văn Đại, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cao Bằng cho biết, cơ quan chuyên môn của Sở Y tế bước đầu xác định nguyên nhân của vụ việc này là do bị viêm não, viêm màng não, không phải do ngộ độc vì ăn quả vải.
 
Hiện, mẫu bệnh phẩm của 2 bệnh nhi tử vong sau thời gian nhập viện vài ngày đã được gửi về Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Tổ chức Điều tra giám sát tại cộng đồng để kiểm tra. Kết quả xét nghiệm sẽ có trong thời gian tới.
.

Nguồn: Thúy Hà/Chinhphu.vn

.