Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201808/ban-sao-trai-dat-co-the-hinh-thanh-su-song-807855/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201808/ban-sao-trai-dat-co-the-hinh-thanh-su-song-807855/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
'Bản sao' trái đất có thể hình thành sự sống - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 06/08/2018, 14:31 [GMT+7]

'Bản sao' trái đất có thể hình thành sự sống

Một hành tinh cực kỳ giống trái đất, 1 năm dài 385 ngày, nằm trong vùng sinh sống của một hệ mặt trời khác vừa được xác định là đủ điều kiện hóa học để hình thành sự sống.

Bản sao Trái Đất
Bản sao Trái Đất

Kepler-452b, một hành tinh cách hệ mặt trời của chúng ta 1.400 năm ánh sáng vừa được xác định là sở hữu các điều kiện hóa học tối ưu để tạo ra sự sống.

Đây là kết quả vừa được nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Cambridge và Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử MRC (Anh) đưa ra trong bài công bố vừa xuất bản trên tạp chí khoa học Science Advances.

Bằng phương pháp xác định lượng ánh sáng cực tím mà hành tinh này có thể tiếp nhận từ ngôi sao trung tâm của nó và áp dụng nhiều thuật toán khác nhau, nhóm tác giả khẳng định rằng Kepler-452 - ngôi sao đóng vai trò "mặt trời" trong hệ thống hành tinh này - đủ sức tác động và tạo ra các phản ứng hóa học khởi nguồn cho cuộc sống.

Như nhiều nghiên cứu trước đó cho thấy, ngoài những điều kiện phù hợp cho cuộc sống như khoảng cách tốt từ mặt trời, quỹ đạo, độ lớn hành tinh, nhiệt độ, khí quyển…, một hành tinh cần sở hữu những yếu tố hữu cơ sơ khai và một chuỗi phản ứng hóa học cần thiết để khởi nguồn sự sống.

Trái đất của chúng ta từng trải qua giai đoạn đó, khi tia cực tím từ mặt trời khởi động chuỗi phản ứng hóa học tạo nên các "khối xây dựng sự sống", rồi các sinh vật đầu tiên.

Đó là điều các nhà khoa học đã tìm thấy ở Kepler-452b.

Ngay từ khi được quan sát thấy lần đầu vào năm 2015, hành tinh này đã gây ngạc nhiên và được ví như người anh em họ của trái đất. Bởi lẽ, dù khác hệ mặt trời, nó và trái đất giống nhau đến kỳ lạ. Kepler-452b có kích thước tương đương trái đất của chúng ta, nằm trong vùng sinh sống của hệ mặt trời nó trú ngụ, có 1 năm gần bằng 1 năm trên trái đất: gần 385 ngày.

Tuy nhiên, do khoảng cách 1.400 năm ánh sáng là quá lớn, các nhà khoa học gặp khó khăn nghiêm trọng khi khảo sát nó. Thế nhưng với những gì tìm kiếm được như một khí quyển phù hợp và sau đó là điều kiện hóa học tối ưu cho cuộc sống như nghiên cứu trên vừa nêu, đây là một ứng cử viên sáng giá cho công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.

Đáng tiếc là nếu Kepler-452b có sự sống, việc thăm viếng những người bạn ngoài hành tinh sẽ là nhiệm vụ không tưởng. Nếu cố tìm đến nó bằng một trong các tàu vũ trụ hiện đại nhất của NASA – New Horizons, vận tốc 59.000 km/giờ - con người sẽ mất khoảng… 25,8 triệu năm để gặp được họ.

.

TH