Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201203/18796-van-de-phu-nu-trong-tu-tuong-ho-chi-minh-398573/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201203/18796-van-de-phu-nu-trong-tu-tuong-ho-chi-minh-398573/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Vấn đề phụ nữ trong tư tưởng Hồ Chí Minh - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 07/03/2012, 10:00 [GMT+7]
18796

Vấn đề phụ nữ trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh đã bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước; đồng thời, Người cũng muốn tìm hiểu xem ở các nước tư bản chủ nghĩa, đế quốc đối xử với người dân của họ như thế nào, trong đó có phụ nữ. 
 
Dưới sự động viên của Hồ Chủ tịch, của Đảng, phong trào hoạt động của phụ nữ phát triển mạnh trong các tổ chức của Đảng, nhiều chị em là đảng viên ưu tú, những cán bộ nòng cốt của phong trào phụ nữ Việt Nam. Theo Người: Chúng ta làm cách mệnh để giành lấy tự do, dân chủ, bình đẳng, trai gái ngang quyền nhau, không để phụ nữ bị áp bức, bị coi thường là mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Và ngay trong lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng (3/2/1930) Người nêu rõ: “Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là “Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng phụ nữ…” thực hiện nam, nữ bình quyền”.
 
Tiếp thu ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cách mạng đúng đắn để đưa Việt Nam đến thắng lợi, đặc biệt đưa ra những tư tưởng tiến bộ đánh giá cao vai trò của người phụ nữ trong chiến đấu, trong xây dựng đất nước và gia đình. Người khẳng định: “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài  người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội mới chỉ một nửa”.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với đại biểu phụ nữ các dân tộc (5/1959) - Ảnh tư liệu
 
Để tạo điều kiện cho chị em phát huy năng lực, tham gia tốt vào công cuộc xây dựng CNXH, Hồ Chủ tịch thường nhắc nhở cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành: “Muốn cho người mẹ sản xuất tốt thì cần tổ chức tốt những nơi giữ trẻ và những lớp mẫu giáo. Hội phụ nữ cần phải phổ biến những kinh nghiệm đó và giúp đỡ các nơi khác tổ chức cho tốt”. “Bây giờ toàn dân ta ai cũng muốn xây dựng CNXH. Muốn xây dựng CNXH phải làm gì? Nhất định phải tăng gia sản xuất cho thật nhiều. Muốn sản xuất nhiều thì phải có nhiều sức lao động. Muốn có nhiều sức lao động thì phải giải phóng sức lao động của phụ nữ”.
 
Nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Người thường gửi thư chúc mừng thăm hỏi, động viên chị em nâng cao trình độ mọi mặt để theo kịp phụ nữ các nước bạn. Người nhắc đến những tấm gương sáng của phụ nữ thế giới, những thành tích mà họ đạt được để phụ nữ Việt Nam học tập, noi theo. Mối quan hệ quốc tế giữa phụ nữ Việt Nam với phụ nữ thế giới được củng cố và phát triển, trước hết là nhờ công lao vun trồng và nuôi dưỡng của Hồ Chủ tịch. 
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phụ nữ là thực hiện bình đẳng giới, chống mọi áp bức, bóc lột, bất công, xem thường phụ nữ nhằm đem lại quyền tự do hạnh phúc, quyền được hưởng các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho nữ giới. Và chính Người đã chắp cánh, tạo điều kiện phát huy mạnh mẽ vai trò, vị trí của phụ nữ Việt Nam hơn 80 năm qua, đó chính là khát vọng vươn tới nhân loại tiến bộ trong thời đại ngày nay.
 
Thực tế cách mạng Việt Nam đã chứng minh, phụ nữ luôn giữ gìn và phát huy truyền thống của bà Trưng, bà Triệu, các anh hùng liệt sĩ của dân tộc góp sức xây dựng nước Việt Nam hùng cường, xứng đáng với tám chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
 
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ hội nhập, kế thừa tư tưởng tiến bộ của Bác, vai trò của phụ nữ được đề cao và phát huy trong mọi lĩnh vực khoa học, kinh tế, nghệ thuật… và họ trở thành các chuyên gia giỏi, thầy thuốc giỏi, nhà doanh nghiệp năng động, các nhà quản lý giỏi.
 
Đặc biệt tỷ lệ cán bộ nữ tham gia vào công tác quản lý Nhà nước, chính quyền từ Trung ương đến địa phương ngày một nhiều và họ có những cống hiến to lớn cho nhân dân, cho xã hội. Điều đó được thể hiện bằng sự quan tâm của Đảng thông qua Chỉ thị 54-CT/TW-2001 của Bộ Chính trị quy định tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, Luật bầu cử của Quốc Hội đối với tỷ lệ đại biểu nữ ở các cấp.
 
Chính phủ cũng đã có nhiều văn bản nhằm tạo điều kiện phát triển cán bộ nữ như: Nghị định 174/CP ngày 29/9/1994 quy định cơ cấu thành viên UBND và số Phó Chủ tịch UBND các cấp, Quyết định số 822-TTg phê duyệt kế hoạch hành động Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000 và Quyết định 19/2002/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược QGVSTBPN Việt Nam đến năm 2010.
 
Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị - BCHTW Đảng khóa X về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nươc ghi rõ: “Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy Đảng các cấp từ 25% trở lên, nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp từ 35% đến 40%, các cơ quan đơn vị có tỉ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ…”, Chỉ thị số 39-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện bồi dưỡng tổng kết và nhân điển hình tiên tiến; Luật bình đẳng giới; Luật phòng chống bạo lực gia đình…

Có thể nói, những chủ trương và chính sách nêu trên là cơ sở pháp lý cho hoạt động vì sự bình đẳng và tiến bộ phụ nữ và đã có tác động tích cực đến các cấp, các ngành. Với sự quan tâm của Đảng và các cấp chính quyền trong những năm qua, nhiều chị em đã trở thành những tấm gương trong lãnh đạo, quản lý và SXKD, đóng góp nhiều kết quả thiết thực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nguyễn Thanh
.