Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201211/24278-nang-chat-luong-nha-giao-cong-an-len-tam-cao-moi-394141/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201211/24278-nang-chat-luong-nha-giao-cong-an-len-tam-cao-moi-394141/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nâng chất lượng nhà giáo Công an lên tầm cao mới - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 20/11/2012, 14:10 [GMT+7]
24278

Nâng chất lượng nhà giáo Công an lên tầm cao mới

Trong những ngày cả nước cùng hướng về Ngày Nhà giáo Việt Nam tri ân thầy cô thì một tin vui đã đến với đội ngũ nhà giáo trong lực lượng CAND. Đó là Thượng tướng, GS.TS Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường Công an nhân dân”.

Đây là một trong những đề án thành phần thuộc Đề án 1229 “Quy hoạch tổng thể, nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong CAND đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đề án còn được coi là một bước đột phá mạnh mẽ đầy sức sống, mở ra nhiều kỳ vọng mới trong phát triển đội ngũ nhà giáo CAND từ nay đến năm 2020.

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tư, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND chia sẻ với PV Báo CAND: Tính chất đột phá cũng như giá trị của Đề án này được thể hiện ở việc, lần đầu tiên lực lượng CAND có một quy hoạch tổng thể và dài hơi phát triển đội ngũ nhà giáo CAND, nhằm đáp ứng hai mục tiêu cơ bản, đó là mở rộng quy mô và nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo đội ngũ người thầy.

Đề án này còn giúp xác định được một hệ thống các quan điểm ưu tiên đầu tư cho đội ngũ nhà giáo CAND, xác định được mục tiêu phấn đấu, xây dựng giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu và đạt tiêu chuẩn chức danh. Bên cạnh đó, Đề án còn xác định được một hệ thống giải pháp đồng bộ, trong đó phân công trách nhiệm khá rõ ràng, từ Bộ Công an đến các trường và đến từng người thầy.

Một điều quan trọng nữa là với tổng kinh phí hơn 531 tỷ đồng, thì Đề án sẽ đảm bảo được nguồn kinh phí hoạt động và xây dựng được hệ thống chính sách cần có để khuyến khích phát triển, bồi dưỡng nhà giáo.

Các giảng viên trẻ của Học viện ANND tích cực đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tư, khi Đề án được phê duyệt, các trường CAND sẽ rất thuận lợi vì họ có cơ sở pháp lý vững chắc để đầu tư chăm lo cho đội ngũ, đồng thời các trường được chủ động về nguồn tuyển, được “bảo hộ” về kinh phí, đặc biệt là kinh phí để đào tạo bồi dưỡng giáo viên trong và ngoài nước…

Trước câu hỏi của PV, liệu những mục tiêu của Đề án có là thách thức, sức ép với các trường CAND hay không, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tư khẳng định, đúng là có sức ép, nhưng có sức ép thì mới có sự bứt phá, hơn nữa, “tinh thần” của Đề án còn là mục đích tự thân của mỗi nhà giáo, nếu các thầy cô không tự vươn lên phấn đấu thì bản thân họ sẽ tụt hậu, không hoàn thành trách nhiệm lãnh đạo Bộ giao phó…

Nhìn vào mục tiêu cụ thể của Đề án phát triển đội ngũ giáo viên có thể thấy, nếu mục tiêu này thành hiện thực thì chất lượng đội ngũ giáo viên CAND sẽ vươn lên một tầm cao mới.

Cụ thể, đến năm 2015, phấn đấu đạt tỉ lệ trung bình 1 giảng viên/16 học viên đại học, cao đẳng, 1 giáo viên/18 học viên trung cấp; đến năm 2020, tỷ lệ này sẽ là 1 giảng viên/15 học viên đại học, 1 giảng viên/16 học viên cao đẳng và 1 giáo viên/17 học viên trung cấp. Đối với các trường văn hóa CAND tính trung bình là 2,5 giáo viên/lớp học.

Niềm tự hào của các nhà giáo CAND được phong chức danh Giáo sư năm 2010.

Để đạt chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định của Nhà nước, đến năm 2015, đội ngũ giáo viên có trình độ tiến sỹ phải đạt 30% đối với các học viện, 25% đối với trường đại học, 5% đối với trường cao đẳng; đội ngũ giáo viên có trình độ thạc sỹ phải đạt 60% đối với học viện, 50% đối với trường đại học, 40% đối với trường cao đẳng và 30% đối với trường trung cấp, 15% đối với trường văn hóa CAND. Tỷ lệ giáo viên có trình độ cao đến năm 2020 đều tăng, tiến sỹ phải đạt 40% đối với học viện và 35% đối với trường cao đẳng…

Lãnh đạo một số trường CAND cho hay, họ thực sự kỳ vọng vào tính pháp lý vững chắc của Đề án. Biên chế giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các trường CAND đến năm 2015 và kế hoạch tuyển bổ sung, thay thế giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các trường CAND đã được quy hoạch rõ ràng.

Một nét mới nữa là các trường sẽ tổ chức cho học viên mới tốt nghiệp được tuyển làm giáo viên đi làm thực tế 3 năm tại Công an đơn vị, địa phương trước khi phân công nhiệm vụ giảng dạy, từ nay đến năm 2020 sẽ có khoảng 100 giáo viên trẻ/năm. Chủ trương này xuất phát từ quan điểm lớn là giáo viên phải có thực tiễn, cọ xát với thực tế sôi động trước khi họ bước lên bục giảng, để lý thuyết không còn là “màu xám”… 

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tư, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND cho hay, Đảng ủy CATW và lãnh đạo Bộ Công an luôn đặc biệt quan tâm tới đội ngũ nhà giáo, coi phát triển đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo CAND.

Đến nay, toàn ngành có 2.864 giáo viên và 946 cán bộ quản lý giáo dục, trong đó có 1.013 nhà giáo có trình độ sau đại học, 10 Giáo sư, 48 Phó Giáo sư, 163 tiến sỹ và 850 thạc sỹ. Ngoài ra còn có 506 giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đang được đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ. Trong 2 năm vừa qua có 141 giáo viên được công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Bộ và 386 giáo viên dạy giỏi cấp trường.

Thực hiện Đề án phát triển giáo viên, theo Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tư mỗi nhà giáo CAND hãy vừa là nhà sư phạm, nhà khoa học, vừa là nhà hoạt động thực tiễn để phấn đấu trở thành những tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo.

 


CAND
.