Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201404/bo-diem-san-vao-dai-hoc-qua-de-472258/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201404/bo-diem-san-vao-dai-hoc-qua-de-472258/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Bỏ điểm sàn: Vào đại học quá dễ? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 11/04/2014, 08:46 [GMT+7]

Bỏ điểm sàn: Vào đại học quá dễ?

(Congannghean.vn)- Năm học 2013 - 2014 sắp kết thúc và đây cũng là thời điểm “khởi động” cho kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014. Thế nhưng, đến nay, phương án tuyển sinh sẽ diễn ra như thế nào thì Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa chốt lại hình thức nào phù hợp nhất.... Trong khi đó, những ngày vừa qua, dư luận đang hết sức quan tâm về thông tin cả nước hiện đang dư thừa trên 72.000 cử nhân, thạc sĩ… Con số này sẽ dừng lại hay tiếp tục nối dài?

Hơn 10 năm về trước, sau kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) cũng diễn ra, nhưng do các trường tự tổ chức thi tuyển tất cả các khâu. Vì vậy, một thí sinh có thể thi nhiều lần ở nhiều trường khác nhau (phụ thuộc lịch thi của các trường), nên có tình trạng thí sinh phải chạy ngược, chạy xuôi hay tập trung về một số địa điểm “ứng thí”. Nhận thấy những điều trên còn tồn tại bất cập, gây tốn kém cho xã hội và bản thân mỗi thí sinh nên từ năm 2002, phương án tuyển sinh ba chung (chung đề, chung đợt và chung kết quả thi) được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trên phạm vi toàn quốc.

Phải nói rằng, kỳ thi “ba chung” đã tạo ra được một bước chuyển biến mạnh mẽ, giảm được thời gian, tiền bạc, công sức của xã hội… và đặc biệt là vẫn đảm bảo được chất lượng sinh viên “đầu vào” cho các trường. Tuy nhiên, cùng với xu thế phát triển của đất nước, phong trào “xã hội hóa giáo dục” cũng ra đời, từ đó đã có thêm hàng loạt các trường ĐH, CĐ, trong đó nhiều nhất là các trường ĐH, CĐ hệ tư thục, dân lập mọc lên như nấm sau mưa...

Thí sinh tham dự kỳ thi ĐH, CĐ (Nguồn ảnh: Internet
Thí sinh tham dự kỳ thi ĐH, CĐ (Nguồn ảnh: Internet)

Đã có những thời điểm, người ta tính toán cứ trung bình một tuần ở nước ta lại có một trường đại học được thành lập. Tính đến nay, với 63 tỉnh, thành trên toàn quốc, nước ta đã có trên 450 trường ĐH, CĐ và lĩnh vực giáo dục đang được thương mại hóa. Nhiều trường ĐH, CĐ mọc lên thì đương nhiên là nhu cầu tuyển sinh lớn hơn, cơ hội cho người học cũng được mở ra nhiều hơn. Thế nhưng, ngưỡng “điểm sàn” (mức điểm tối thiểu để vào ĐH, CĐ) trong kỳ thi “ba chung” đã vô hình chung trở thành vật cản cho nhiều trường ĐH, CĐ mà chủ yếu là các trường “tốp dưới”.

Hệ lụy là mấy năm gần đây, nhiều trường phải đóng mã ngành đào tạo vì không tuyển được sinh viên vào học. Trước tình hình đó, lãnh đạo các trường ĐH, CĐ, đặc biệt là khối các trường ngoài công lập cho rằng, quy định “điểm sàn” đã lỗi thời và phải thay thế bằng một phương án khác phù hợp hơn.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay sẽ có sự thay đổi lớn. Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT và cách tính kết quả tốt nghiệp diễn ra như sau: Thí sinh chỉ thi tốt nghiệp 4 môn (trong đó, 2 môn Toán và Ngữ văn là bắt buộc, 2 môn khác do thí sinh tự chọn). Cơ hội đậu tốt nghiệp THPT của học sinh lớp 12 năm nay cũng cao hơn, khi được xét thêm kết quả học tập trong học bạ THPT sau đó nhân hệ số.

Về kỳ thi tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ, ngoài phương án tuyển sinh “ba chung” như trước đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều trường sẽ tổ chức thi tuyển sinh riêng. Nhưng “điểm sàn” sẽ được thay thế bằng phương án khác để tạo “nguồn tuyển” rộng lớn hơn cho các trường. Năm nay, thay vì chỉ có các trường hệ trung học được tuyển sinh thông qua xét học bạ THPT thì các trường ĐH, CĐ cũng có quyền xét tuyển như vậy.

Như vậy, với sự “đổi mới” phương án thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 thì cơ hội để thí sinh đậu tốt nghiệp THPT cao hơn và các trường ĐH, CĐ cũng sẽ có nguồn cung dồi dào hơn. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra hiện nay là, xác định tiêu chí “đầu vào” của sinh viên như thế nào để đáp ứng được chất lượng sinh viên ở các trường, khi ngưỡng “điểm sàn” đã được hủy bỏ.

Trong khi đó, vấn đề sống còn của các trường ĐH, CĐ hệ ngoài công lập là cần phải thu hút được sinh viên vào học, càng nhiều càng tốt. Mặt khác, Bộ GD&ĐT cũng “mở cửa” cho các trường ĐH, CĐ tuyển sinh thông qua việc xét học bạ THPT thì nguy cơ đóng cửa ngành học của một số trường trung học sẽ là điều dễ hiểu.

Với cách thức đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ như năm nay, cánh cửa vào ghế giảng đường sẽ rộng mở hơn nhiều và con số 72.000 cử nhân, thạc sĩ… thất nghiệp có lẽ sẽ không dừng lại...!

.

Đ.T