Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201406/ngay-the-gioi-chong-lao-dong-tre-em-mo-rong-bao-tro-xa-hoi-loai-bo-lao-dong-tre-em-495537/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201406/ngay-the-gioi-chong-lao-dong-tre-em-mo-rong-bao-tro-xa-hoi-loai-bo-lao-dong-tre-em-495537/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Mở rộng bảo trợ xã hội, loại bỏ lao động trẻ em - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 12/06/2014, 08:23 [GMT+7]
Ngày Thế giới chống lao động trẻ em

Mở rộng bảo trợ xã hội, loại bỏ lao động trẻ em

Ngày Thế giới chống lao động trẻ em năm nay (12/6/2014) được kỷ niệm nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế tới vai trò của bảo trợ xã hội trong việc bảo vệ trẻ em khỏi lao động cưỡng bức và đấu tranh để loại bỏ mọi hình thức lao động trẻ em.
 
Hàng trăm triệu trẻ em trai và trẻ em gái trên thế giới đang buộc phải làm các công việc vi phạm những quyền cơ bản của chúng – được tự do, giáo dục, y tế và giải trí. Trong số những đứa trẻ này, hơn một nửa các em phải tiếp xúc với các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em như làm việc trong môi trường nguy hiểm, làm việc như nô lệ hay các hình thức cưỡng bức lao động, trong các hoạt động bất hợp pháp như buôn bán ma túy, mại dâm và xung đột vũ trang.
 
Ngày Thế giới chống lao động trẻ em được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra vào năm 2002 để thu hút sự chú ý trên phạm vi toàn cầu về vấn đề lao động trẻ em cũng như các hành động và nỗ lực để loại bỏ vấn nạn này. Vào ngày 12/6 hàng năm, ngày kỷ niệm này tập hợp các chính phủ, những người sử dụng lao động, tổ chức lao động, xã hội dân sự, cũng như hàng triệu người dân trên khắp thế giới để làm nổi bật vấn đề lao động trẻ em và những gì có thể được thực hiện để đấu tranh chống lại tình trạng này.
 
ILO: Có tới 168 triệu trẻ em phải lao động trên thế giới
ILO: Có tới 168 triệu trẻ em phải lao động trên thế giới
 
Kể từ hơn 10 năm qua, lao động trẻ em đã được công nhận là một vấn đề thiết yếu về quyền con người trong lao động, cùng với tự do hội họp, quyền thương lượng tập thể, bãi bỏ lao động cưỡng bức, không phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. Tuy nhiên, mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ rộng lớn xung quanh vấn đề này song theo ILO, trên thế giới vẫn còn 168 triệu lao động trẻ em, trong đó 85 triệu em phải chịu các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em. Đây thực sự là những con số đáng báo động.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế:
 
- Số lượng trẻ em phải lao động: 168 triệu em
 
- Số lượng trẻ em bắt buộc phải tham gia vào các hoạt động nguy hiểm: 85 triệu em
 
Ngày Thế giới chống lao động trẻ em năm nay (12/6/2014) là dịp để lên tiếng kêu gọi hành động nhằm vận dụng, cải thiện và mở rộng các hình thức bảo trợ xã hội, các hệ thống an sinh xã hội quốc gia phù hợp với nhu cầu của trẻ em và cùng góp phần vào cuộc đấu tranh chống lao động trẻ em, để các hình thức bảo trợ xã hội có thể đến được với các nhóm trẻ em dễ bị tổn thương nhất.
 
Bảo trợ xã hội - giúp trẻ em thoát khỏi lao động
 
Không thể phủ nhận rằng nghèo đói và những cú sốc về kinh tế là những tác nhân cơ bản trong việc hướng trẻ em đến với lao động. Những hộ gia đình nghèo có nhiều khả năng phải để con em mình lao động nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của chúng và ứng phó với tình trạng bất ổn kinh tế. Những tình huống tương tự cũng có thể xảy ra trong các gia đình bị mất nguồn thu nhập, ví dụ gặp phải những cú sốc kinh tế như mất việc làm, gặp phải vấn đề bất ngờ về sức khỏe (bị bệnh nặng hoặc tai nạn tại nơi làm việc), và những ảnh hưởng của thiên tai trong nông nghiệp như hạn hán, lũ lụt và mất mùa… Những tình huống này có thể làm giảm đáng kể nguồn thu nhập của các hộ gia đình và buộc trẻ em phải nghỉ học để đi làm và đóng góp vào thu nhập gia đình.
 
Trước thực tế đó, các hình thức bảo trợ xã hội đóng một vai trò quan trọng nhằm cung cấp hỗ trợ cho các gia đình nghèo và giúp họ vượt qua những cú sốc khác nhau. Đây được xem là công cụ hữu ích nhất trong cuộc chiến chống lao động trẻ em.
 
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, các hình thức bảo trợ xã hội có thể được thực hiện như:
 
- Các chương trình chuyển giao bằng tiền mặt hoặc hiện vật, kèm điều kiện hay không: giúp cải thiện sự ổn định về thu nhập cho các gia đình và tạo điều kiện để tiếp cận với giáo dục và chăm sóc sức khỏe, giúp ngăn chặn lao động trẻ em và thúc đẩy các em hòa nhập tại trường học và có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế để kiểm tra sức khỏe.
 
- Các chương trình công về việc làm: cung cấp việc làm cho người trưởng thành trong việc xây dựng và cải thiện đường giao thông, trường học và các trung tâm y tế, giúp đỡ để bảo đảm rằng người trưởng thành lao động chứ không phải trẻ em.
 
- Bảo trợ xã hội: bảo đảm việc tiếp cận với chăm sóc sức khỏe và bảo vệ tài chính trong trường hợp ốm đau, có thể tạm chấm dứt tình trạng gửi trẻ em đi lao động khi một thành viên trong gia đình bị ốm.
 
- Trợ cấp cho các bà mẹ: bảo vệ phụ nữ mang thai và các bà mẹ trẻ và chăm sóc cho trẻ sơ sinh. Những việc làm này có tác động đáng kể để cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tránh tình trạng những trẻ em lớn hơn phải làm việc để bù vào nguồn thu nhập bị mất của các bà mẹ.
 
- Bảo trợ xã hội cho người khuyết tật và những người bị thương hoặc bệnh tật: ngăn chặn tình trạng các hộ gia đình phải nhờ đến lao động trẻ em.
 
- Bảo đảm thu nhập cho người cao tuổi: cung cấp lương hưu cho người già và giúp bảo vệ các thế hệ trẻ hơn bằng cách đóng góp cho an ninh kinh tế của các hộ gia đình nói chung.
 
- Bảo trợ trong trường hợp thất nghiệp: cung cấp cho những người trưởng thành ít nhất một phần nguồn thu nhập thay thế và làm giảm sự cần thiết phải dựa vào thu nhập của lao động trẻ em trong trường hợp mất việc làm.
 
Các công cụ này có thể được vận dụng bổ sung cho nhau; các lợi ích có thể bằng tiền mặt hoặc các dịch vụ phải được phối hợp tốt. Không có một công cụ bảo trợ xã hội duy nhất trong cuộc chiến chống lao động trẻ em.
.

Nguồn: dangcongsan.vn