Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201210/23292-dung-de-di-tich-quoc-gia-tro-thanh-phe-tich-394937/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201210/23292-dung-de-di-tich-quoc-gia-tro-thanh-phe-tich-394937/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Đừng để Di tích Quốc gia trở thành “phế tích” - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 04/10/2012, 09:00 [GMT+7]
23292

Đừng để Di tích Quốc gia trở thành “phế tích”

Thế nhưng, năm tháng trôi qua, Đền Thượng tướng Nguyễn Biên chưa được chính quyền quan tâm một cách đúng mức nên hoang tàn, lạnh lẽo, xuống cấp khiến người đời không khỏi chạnh lòng.

Vang bóng lịch sử

Nguyễn Biên còn có tên Nguyễn Dung, là thượng tướng thời Bắc thuộc lần IV, quê ở xã Phù Lưu, huyện Phỉ Lộc (nay là xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Vì ở quê đất chật người đông, nên ông đã đưa gia đình vào lập nghiệp tại động Choác thuộc làng Khả Luật, nay là xã Cẩm Hưng.

Trong những năm 20 của thế kỷ XV, ông đã xây dựng lực lượng khởi nghĩa chống quân Minh. Nghĩa quân đã đánh nhiều trận, gây tiêu hao lực lượng giặc Minh tại khu căn cứ Kẻ Cấm, Cẩm Hưng. Sau đó nghĩa quân chuyển đến Cát Thiên, Cẩm Huy. Năm 1425, Bình Định vương Lê Lợi đã vào lập căn cứ ở Đỗ Gia - Hương Sơn, Nguyễn Biên đã đưa toàn bộ lực lượng của mình gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Ông được phong là Bình Ngô Thượng tướng quân, chỉ huy nghĩa quân chiến đấu ở quê nhà.

Trong một trận chiến đấu, ông bị thương nặng, quân sĩ đưa ông về đến làng Cát Thiên thì ông mất. Quân sĩ và nhân dân địa phương đã mai táng ông ở đây. Về sau lập đền thờ ông trên nền dinh trại cũ. Nhân dân thường gọi đền này là đền Thượng tướng, do tổng Vân Tán phụng tự.

Di tích lạnh lẽo, hoang tàn

Đền thờ Thượng tướng lâu nay vẫn được nhân dân trong vùng thăm viếng, thắp hương. Chính quyền địa phương và tỉnh Hà Tĩnh đã làm hồ sơ Đền trình lên Bộ Văn hóa Thông tin và được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia năm 2003.
 
Cũng từ khi được công nhận di tích quốc gia, Đền Thượng tướng Nguyễn Biên được UBND tỉnh Hà Tĩnh đầu tư 200 triệu đồng để xây dựng, tu bổ các hạng mục, khuôn viên. Chính quyền xã Cẩm Huy trích ngân sách địa phương và huy động nhân dân làm con đường dẫn vào Di tích được to, rộng hơn.
 
 
Di tích Quốc gia đang ngày một xuống cấp, hoang tàn, lạnh lẽo

Thời gian phục dựng, tu bổ xong, ngôi Đền Thượng tướng nay lại quay về với cảnh vốn có của nó: Hoang dại, lạnh lẽo. Ông thủ từ lo việc trông coi, vệ sinh hay quét dọn cũng lâu lâu thoáng qua như để nói rằng mình vẫn có mặt ở đây. Thời gian còn lại thì không ai rõ ông làm gì, người khách nào tới viếng Đền thì chỉ cần mở sợi “dây thép” thay cho khóa mà đã từ lâu lắm rồi không khóa.

Phía trong cánh cửa sắt hoen gỉ không có khóa, được buộc bằng sợi thép là những đám cỏ tốt rợp trời, cây hoang dại mọc um tùm. Các hạng mục được đầu tư nay đã có dấu hiệu nứt toác, xuống cấp. Ngoài các ngày lễ ra, Đền không có người vào thắp hương hay thăm viếng.

Ông Lê Quý, một người dân ở gần Đền cho biết: Đền hàng năm nghe nói được đầu tư, sửa chữa nhiều tiền lắm, nhưng không thấy làm gì hết. Ngày trước có ông thủ từ cũ, ông rất chăm lo việc coi Đền, nhưng từ khi ông nghỉ, người khác thay thì việc coi Đền bị bỏ bê. Đền suốt ngày đóng cửa im lìm mặc cho thời gian dày xéo. Người dân chúng tôi tự hào vì có di tích, nhưng nhìn di tích thế này cũng buồn lắm. Mọi người cũng ý thức giữ gìn để không cho trâu bò vào chăn thả trong khuôn viên Đền. Việc ông thủ từ mới ở xa, nhiều khi có khách muốn vào thắp hương thì phải gọi điện, chờ đợi nên lần khác họ không tới nữa.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đình Tuyết, Chủ tịch UBND xã Cẩm Huy thổ lộ: Hiện nay địa phương đang gặp nhiều khó khăn, nhưng xã có trách nhiệm với di tích và đã cố gắng làm được con đường dẫn vào Đền, tu bổ lại giếng. Sắp tới xã sẽ chấn chỉnh lại Ban lễ nghi Đền để đảm bảo hoạt động hiệu quả. Đồng thời địa phương sẽ giao đoàn thanh niên dọn dẹp trong khuôn viên Đền. Sửa lại cổng đã bị hỏng. Còn tiền công đức hàng năm thì rất ít, nên chỉ đủ dùng mua sắm lễ vật.

Các hạng mục trong Di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền thượng tướng Nguyễn Biên đã được tu sửa, khuôn viên rộng rãi, cây xanh được trồng nhiều. Nhưng bên cạnh đó, việc chăm sóc, trông coi thì đang bị lãng quên. Mong rằng di tích Đền thượng tướng sẽ được UBND xã Cẩm Huy quan tâm hơn, để Di tích không thành “phế tích”.

Quốc Hoàng - Văn Hảo
.