Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201512/phat-huy-vai-tro-huong-nghiep-trong-nha-truong-652063/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201512/phat-huy-vai-tro-huong-nghiep-trong-nha-truong-652063/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Phát huy vai trò hướng nghiệp trong nhà trường - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 14/12/2015, 14:30 [GMT+7]

Phát huy vai trò hướng nghiệp trong nhà trường

(Congannghean.vn)-Những năm gần đây, nhờ làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên hàng năm, tỉ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS và THPT định hướng và chọn được nghề nghiệp phù hợp ngày càng cao. Điều này không chỉ làm giảm áp lực thi cử vào các trường ĐH, CĐ mà còn góp phần thay đổi nhận thức của xã hội.

Vai trò của hướng nghiệp trong nhà trường

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường, đặc biệt là hướng nghiệp cho học sinh trung học có vai trò rất quan trọng. Làm tốt chương trình hướng nghiệp không chỉ giúp các trường thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện mà còn góp phần quan trọng trong việc phân luồng học sinh và phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Từ trước đến nay, công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh luôn được cả xã hội quan tâm. Trong đó, Chính phủ đã cụ thể hóa bằng các văn bản hành chính như: Quyết định 126/CP về “Công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tốt nghiệp ra trường”; Nghị định 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp được tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp học sinh có kiến thức, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

Học sinh THPT tham gia tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp tại Trường ĐH Vinh
Học sinh THPT tham gia tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp tại Trường ĐH Vinh

Tại Nghệ An, theo thống kê của Sở GD&ĐT, mỗi năm toàn tỉnh có hơn 5.000 học sinh sau THCS không vào THPT, nhưng chỉ có khoảng 20% trong số này vào học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên, dạy nghề, còn lại không theo học bất cứ ngành nghề gì. Còn ở bậc THPT, mỗi năm có khoảng 18.000 học sinh không đỗ đại học nhưng chỉ có khoảng 27% trong số này đăng ký vào học các trường cao đẳng, trung cấp nghề.

Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh hiện có 64 cơ sở dạy nghề và có dạy nghề, trong đó có 38 cơ sở công lập và 26 cơ sở ngoài công lập. Bình quân mỗi năm, các trường đào tạo trên 40.000 lao động có kỹ thuật.

Mục tiêu mà tỉnh Nghệ An đặt ra cho công tác hướng nghiệp, dạy nghề được đưa ra trong Kế hoạch “Phân luồng, hướng nghiệp, dạy nghề học sinh sau THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020” được Sở GD&ĐT thông qua ngày 12/10/2015 là đến năm 2020, tỉ lệ học sinh sau THCS vào học tại các trung tâm GDTX, trung cấp nghề là 25%, học nghề ngắn hạn là 5%; tỉ lệ học sinh sau THPT học nghề dài hạn là 46%, học nghề ngắn hạn 2% và xuất khẩu lao động 20%.

Những kết quả đạt được

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD&ĐT Nghệ An, những năm trước đây, dù đã có nhiều cố gắng song do tỉnh ta có diện tích lớn, địa bàn rộng, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nên công tác giáo dục, đào tạo vẫn còn nhiều khó khăn. Từ năm 2011, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ (VVOB Việt Nam) triển khai công tác hướng nghiệp trong nhà trường và đã mang lại những hiệu ứng tích cực.

Để công tác hướng nghiệp đi vào chiều sâu, trước hết, đội ngũ quản lý, giáo viên cần được tập huấn các kỹ năng tư vấn cá nhân về nghề nghiệp, kỹ năng quản lý công tác hướng nghiệp học sinh trung học; đồng thời hướng nghiệp thông qua dạy nghề phổ thông.

Bên cạnh đó, tăng cường tổ chức các cuộc thi thiết kế giáo án, làm sáng kiến kinh nghiệm nhằm nâng cao kiến thức cho đội ngũ giáo viên, quản lý hướng nghiệp. Kết quả, sau 5 năm triển khai các hoạt động hướng nghiệp, dưới sự giúp đỡ của Tổ chức VVOB Việt Nam, ngoài việc tập huấn, bồi dưỡng năng lực cho hơn 4.000 người là đội ngũ cốt cán và làm tốt công tác quản lý, tuyên truyền, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh, chương trình đã tổ chức các cuộc thi giáo án hướng nghiệp; trong đó có 4 giải Nhất, 10 giải Nhì, 20 giải Ba, 30 giải Khuyến khích và thực hiện 47 sáng kiến nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp.

Sở GD&ĐT tỉnh đã phối hợp với nhiều tổ chức, cơ quan, ban, ngành tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thành lập các CLB hướng nghiệp tư vấn tại các địa phương không chỉ trong phạm vi nhà trường mà còn hướng đến đối tượng học sinh và cả các bậc phụ huynh. Thông qua đó, giúp học sinh, phụ huynh cũng như toàn xã hội nhận thức đúng đắn hơn về công tác hướng nghiệp, từ đó đưa ra lựa chọn con đường lập nghiệp phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của bản thân.

.

Phương Thủy

.